AI có thể dự đoán hiệu quả của thuốc điều trị ung thư

AI có thể dự đoán hiệu quả của thuốc điều trị ung thư

(Nguồn: https://tiasang.com.vn/)

Các nhà khoa học đã tạo ra một xét nghiệm mang tính thử nghiệm có thể dự đoán những kết hợp trong sử dụng thuốc dường như hiệu quả với các bệnh nhân ung thư ít nhất từ 24 đến 48 giờ.

Kỹ thuật tiên tiến mà họ áp dụng là dùng AI để phân tích dữ liệu protein quy mô lớn từ các mẫu khối u, và có thể dự đoán được đáp ứng thuốc của bệnh nhân chính xác hơn nhiều so với những phương pháp hiện hành.

Phân tích di truyền khối u có thể tiết lộ những đột biến đang tiếp thêm nhiên liệu cho các bệnh ung thư tiến triển, một số còn có thể nhắm đích cho điều trị – nhưng chỉ một mình hệ gene không thể đem lại những dự đoán chính xác để lựa chọn các sự kết hợp thuốc.

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Ung thư London, đã thử nghiệm kỹ thuật mới trên các tế bào ung thư đơn lẻ trong phòng thí nghiệm và tế bào khối u được phân lập từ dịch phổi ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Nghiên cứu của họ được xuất bản trên tạp chí Molecular Cancer Therapeutics, và do Viện nghiên cứu Sức khỏe quốc gia (NIHR), Quỹ Wellcome, Nghiên cứu ung thư Anh và Viện nghiên cứu ung thư (ICR) – vốn vừa là một viện nghiên cứu và cũng là một tổ chức từ thiện.

Huấn luyện các thuật toán học máy

Các nhà khoa học thực hiện các phân tích “proteomic” (hệ protein) – kiểm tra những thay đổi trong trong 52 protein quan trọng và cách chúng tương tác với nhau trong phản ứng với các điều trị thuốc. Các nhà nghiên cứu sau đó huấn luyện các thuật toán để tinh chỉnh những thay đổi của protein chủ chốt dự đoán các đáp ứng thuốc.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng thuật toán dự đoán các tế bào siêu nhạy như thế nào với từng loại thuốc ung thư. Họ phát hiện ra kỹ thuật này có thể dự đoán các đáp ứng thuốc đơn lẻ chính xác hơn các đặc điểm di truyền, như các đột biến trong những gene EGFR, KRAS và PIK3CA – ba chỉ thị di truyền hiện hành được sử dụng trong các điều trị lâm sàng để dự đoán các đáp ứng thuốc trong ung thư phổi.

Sau đó các nhà nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tương tự để dự đoán độ nhạy với sự kết hợp thuốc – sử dụng 21 các kết hợp hai thuốc khác nhau trong các tế bào ung thư phổi với những khiếm khuyết gene khác nhau, như đột biến trong EGFR và KRAS.

Có tổng số 252 cách kết hợp thuốc, 128 cách chứng tỏ khả năng hợp lực thuốc, điều đó có nghĩa là hiệu quả kết hợp vượt quá hiệu quả của mỗi loại thuốc dùng đơn lẻ được kết hợp lại với nhau.

Trong số này, bài kiểm tra AI đã xác định chính xác năm kết hợp được xếp hạng cao nhất với 57% thời gian và 10 kết hợp được xếp hạng cao nhất với 83% thời gian.

Nhận diện được những kết hợp thành công

Bài thử nghiệm đã xác định được sự thành công của những kết hợp thuốc từng chứng tỏ hứa hẹn, ví dụ những kết hợp của trametinib và capivasertib, hoặc gefitinib và everolimus, trong các dòng tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ có các đột biến EGFR.

Các nhà nghiên cứu cũng có thể nhận biết được những kết hợp mới như vemurafenib và capivasertib, trong thử nghiệm cho thấy có thể có tiềm năng hiệu quả với các dòng tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ không có đột biến EGFR hay KRAS.

Do đó đây là thử nghiệm đầu tiên có thể đề xuất những dự đoán cá nhân hóa trong đó sự kết hợp thuốc dường như sẽ hiệu quả trong từng cá nhân người bệnh. Các nhà nghiên cứu tại ICR tin là công nghệ mới có thể đóng vai trò cốt lõi trong việc khắp phục tiến hóa của bệnh ung thư và kháng điều trị bằng việc cho phép các bác sĩ  phân tích cách thuốc phát huy tác dụng trong kết hợp thuốc.

Nghiên cứu mới mới chỉ thiết lập được khái niệm cơ bản nên việc thử nghiệm nó cần được đánh giá kỹ hơn trước khi áp dụng trên các bệnh nhân, Nghiên cứu này xem xét đến bảy loại thuốc khác nhau trong những kết hợp thuốc khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch cho một nghiên cứu lớn hơn tiếp theo với dự kiến kiểm tra 15 loại thuốc và xem xét 12.000 protein tải nạp tín hiệu thay vì con số 52 như nghiên cứu này.

“Có tiềm năng để hướng dẫn bác sĩ”

Giáo sư Udai Banerji, người chuyên nghiên cứu về dược học ung thư phân tử ở Viện nghiên cứu ung thư London, và cố vấn ung thư tại Quỹ Trust Royal Marsden NHS, và là người dẫn dắt nghiên cứu, nói: “Thử nghiệm của chúng tôi đem lại chứng minh về khái niệm cho việc sử dụng AI để phân tích những thay đổi trong những dòng chảy thông tin bên trong tế bào ung thư và đem đến những dự đoán về cách các khối u phản hồi với những sự kết hợp khác nhau của thuốc điều trị”.

“Với khoảng thời gian quay vòng nhanh ít hơn hai ngày, thử nghiệm này có tiềm năng hướng dẫn các bác sĩ trong nhiệm vụ điều trị và đem lại lợi ích cho từng bệnh nhân ung thư. Đây là một bước quan trọng để hướng chúng ta vào việc sử dụng các đột biến di truyền vào dự đoán đáp ứng thuốc.

“Phát hiện của chúng tôi chứng tỏ cách tiếp cận đầy sáng tạo của chúng tôi là hiệu quả và khiến cho có được những dự đoán chính xác hơn nhiều so với các phân tích di truyền cho bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trước khi đưa thử nghiệm này vào điều trị lâm sàng và hướng dẫn điều trị cá nhân hóa, chúng tôi sẽ cần những đánh giá xa hơn các phát hiện của chúng tôi, ví dụ như thực hiện một nghiên cứu trên những bệnh nhân sẽ có điều trị để kiểm tra xem các dự đoán này chính xác đến đâu”.

“Sự kết hợp các liệu pháp vượt qua khả năng kháng thuốc”

Giáo sư Kristian Helin, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Ung thư London thì cho rằng “Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt trong nghiên cứu ung thư và điều trị ung thư là năng lực đáp ứng, sự tiến hóa và kháng thuốc của bệnh ung thư. Do đó chúng tôi mong đợi tương lai của điều trị ung thư sẽ là sự kết hợp giữa các liệu pháp có thể vượt qua sự kháng thuốc – nhưng chúng tôi cần hiểu biết sâu hơn về những cách kết hợp thuốc sẽ hoạt động hiệu quả như thế nào với những người bệnh khác nhau.

“Nghiên cứu mới này là một ví dụ lớn về sự hợp tác liên ngành, trong sự tích hợp hiểu biết của chúng ta về sinh học ung thư, AI và thuốc điều trị lâm sàng để đem lại sự chứng minh khái niệm cho một thử nghiệm mới có thể dự đoán được những điều trị kết hợp thuốc có thể đem lại hiệu quả cho bệnh nhân. Nó cho thấy quyền lực tiềm năng của AI và phân tích protein với điều trị cá thể hóa và có thể là một bước đi quan trọng trong việc giúp chúng ta giải quyết được sự kháng thuốc – hi vọng là sẽ giúp chúng ta đem lại cho các bệnh nhân những đề xuất điều trị cá nhân hơn và thông minh hơn”.

Anh Vũ tổng hợp

Nguồnhttps://www.bloomberg.com/news/articles/2022-04-03/test-could-predict-effective-cancer-drug-combinations-in-less-than-two-days

https://medicalxpress.com/news/2022-04-ai-effective-cancer-drug-combinations.html

Con chip thay đổi thế giới

Con chip thay đổi thế giới

(Nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/)

Chip là phát minh vĩ đại nhất kể từ khi con người biết dùng lửa và đi đường ống nước trong nhà.

Chip bán dẫn, còn gọi là mạch tích hợp (integrated circuit), là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20. 

The New York Times ví sự thay đổi mà nó mang lại cho thế giới tương đương một cuộc cách mạng công nghiệp, góp công đầu tiên và lớn nhất trong việc mở ra thời đại kỹ thuật số.

Hàng tỉ con chip đang làm việc không mệt mỏi bên trong hầu như tất cả những thứ mà ta nhìn thấy hằng ngày, từ phức tạp như máy bay đến giản đơn như chiếc máy in văn phòng.

Danh sách những thứ có “bộ não” là chip ngày nay tất nhiên đã dài ra hơn rất nhiều.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 1.
Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 2.

Vào thời điểm kỹ sư Jack Kilby phát minh ra mạch tích hợp tại Công ty Texas Instruments ngày 12-9-1958, các thiết bị điện tử vẫn chủ yếu dựa vào công nghệ ống chân không được phát minh từ khoảng một thập niên trước đó. Đỉnh cao của công nghệ bóng chân không là chiếc máy tính kỹ thuật số đầu tiên ENIAC – được chế tạo vào năm 1946.

ENIAC là một cỗ máy khổng lồ nặng hơn 30 tấn, cao hơn 3 mét và chứa khoảng 100.000 bộ phận, trong đó có 18.000 bóng chân không. Nó tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ lên đến 200kWh – người ta truyền tai nhau rằng khi ENIAC khởi động, tất cả bóng đèn ở bờ tây thành phố Philadelphia đều trở nên leo lét. Một nhược điểm lớn của thiết bị này là cứ vài ngày lại có một bóng đèn bị hỏng và phải thay, khiến chi phí vận hành trở nên vô cùng tốn kém.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 3.

Con tem do Marshall Islands phát hành với chân dung kỹ sư Jack Kilby và mạch tích hợp đầu tiên do ông sáng chế.

Đến giữa những năm 1950, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Bell Labs của Công ty viễn thông AT&T nhận thấy khuyết điểm quá lớn đó của bóng chân không và thành lập một nhóm nghiên cứu để tìm kiếm công nghệ thay thế.

Mục tiêu là tạo ra một linh kiện với chức năng tương tự nhưng không phụ thuộc môi trường chân không, không cần dây tóc và không có bộ phận chuyển động.

Nhóm nghiên cứu đánh cược hy vọng của họ vào chất bán dẫn – một loại vật liệu còn mới mẻ ở thời điểm đó mà các tính chất vật lý của chúng chỉ mới bắt đầu được giới khoa học hiểu rõ hơn.

Transistor ra đời và cải thiện đáng kể năng lượng cần thiết để vận hành các mạch điện tử, nhưng một bảng mạch vẫn phải được tạo thành từ các transistor riêng lẻ cùng các thành phần như điện trở và tụ điện được nối với nhau bằng dây dẫn và hợp kim hàn. Một liên kết duy nhất bị lỗi cũng đồng nghĩa cả mạch không thể hoạt động.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 4.

Trong khi hầu hết đồng nghiệp tại Texas Instruments đi nghỉ mát vào mùa hè năm 1958, Kilby ở lại phòng lab để tìm hướng hiện thực hóa ý tưởng của mình: ông tìm cách kết hợp một bóng bán dẫn, tụ điện và 3 điện trở trên một khối duy nhất làm bằng germani.

Ngày 12-9, ông giới thiệu với cấp trên mô hình “mạch tích hợp” đầu tiên – dài hơn 1cm và còn rất thô sơ với các thành phần lởm chởm trông như những con côn trùng được dán lên một tấm kính. Mô hình này hoạt động hoàn hảo.

Sáu tháng sau tại California, một kỹ sư người Mỹ khác là Robert Noyce cũng độc lập công bố ý tưởng chế tạo mạch tích hợp. Noyce sử dụng thủy tinh làm vật liệu cách điện và dùng nhôm kết nối các transistor làm bằng silicon. Chip của Noyce phù hợp hơn cho sản xuất số lượng lớn.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 5.

Jack Kilby kiểm tra một tấm wafer 300mm – Ảnh Texas Instruments

Với sáng chế của mình, không lâu sau ông trở thành người đồng sáng lập Tập đoàn Intel – ngày nay là một trong những nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới. “Kilby là người tạo ra con chip đầu tiên, nhưng hướng tiếp cận của Noyce cho thế giới thấy cách ứng dụng nó vào thực tiễn” – người đồng sáng lập Intel Gordon Moore trả lời Hãng thông tấn AP.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 6.

Một cuộc cách mạng bắt đầu. Máy tính sử dụng chip bán dẫn đầu tiên trên thế giới thuộc sở hữu của Không quân Hoa Kỳ, được chế tạo vào năm 1961.

Tiềm năng của mạch tích hợp được cụ thể hóa khi Texas Instruments công bố chiếc máy tính toán bỏ túi Cal Tech vào năm 1967, phá vỡ định kiến trước đây về những thiết bị cồng kềnh cần cắm điện mới hoạt động được.

Cal Tech đủ nhỏ để cầm gọn trong lòng bàn tay, có một con chip bên trong và chỉ cần pin để cung cấp năng lượng.

Từ đó về sau là giai đoạn phát triển thần tốc của kỹ thuật số. Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) sử dụng chip trong các tên lửa Apollo thực thi sứ mệnh đưa con người lên Mặt trăng, và các công ty sản xuất máy tính cũng sớm nhảy vào cuộc chơi chip bán dẫn.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 7.

Số lượng transitor trên vi mạch qua các thời kỳ. Ảnh: computerhistory.org

Định luật Moore nổi tiếng phát biểu rằng sức mạnh xử lý của một con chip sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm, trong khi giá thành giảm một nửa.

Dự đoán được người đồng sáng lập Intel Gordon Moore đưa ra năm 1960 đã giữ nguyên tính đúng đắn trong hơn nửa thế kỷ, dù tốc độ phát triển của chip đã có phần chững lại trong những năm gần đây.

Năm 1969, một con chip được bán với giá tính trên mỗi bit là 1 USD. Ngày nay, chiếc điện thoại iPhone sử dụng chip với khả năng xử lý gấp hàng tỉ lần chỉ có giá vài picocent (1 picocent = 0,000000000001 cent) trên mỗi bit.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 8.

“Nếu ngành công nghiệp ôtô cũng phát triển nhanh chóng như ngành công nghiệp bán dẫn, một chiếc Rolls Royce sẽ đi được nửa triệu dặm (gần 805.000km) chỉ với một gallon (hơn 4,5 lít) nhiên liệu, và đi đến đâu bỏ xe luôn ở đấy sẽ còn rẻ hơn chi phí đỗ xe” – Moore từng có lần ví von, theo The New York Times.

Cây bút Andy Kessler của tờ Wall Street Journal gọi chip bán dẫn là “phát minh vĩ đại nhất kể từ khi con người biết dùng lửa và đi đường ống nước trong nhà”. “Ta sẽ không thể nhận ra thế giới này nếu không có chip bán dẫn. Chúng bẻ cong đường đi của lịch sử, ảnh hưởng đến kinh tế, chính phủ và sự hưng thịnh của loài người nói chung” – Kessler viết.

Thật vậy, năng suất được giải phóng từ sức mạnh tính toán của những con chip làm từ silicon đã biến đổi mọi thứ trên đường đi của nó: bán lẻ, âm nhạc, tài chính, quảng cáo, du lịch, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, năng lượng… “Thật khó tìm ra một thứ gì không bị phát minh của Kilby làm cho thay đổi” – Kessler nhận xét.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 9.

Jack Kilby tại phòng nghiên cứu của ông – Ảnh Texas Instruments

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 10.

Thuật ngữ “vật liệu bán dẫn” dùng để chỉ một vật liệu – chẳng hạn silicon – có thể dẫn điện tốt hơn so với chất cách điện như thủy tinh nhưng lại không tốt bằng các chất dẫn điện như đồng hoặc nhôm. Chip chính là ứng dụng phổ biến nhất của vật liệu bán dẫn.

Chip bán dẫn thường được làm từ các lát silicon mỏng và sử dụng các transistor như “công tắc” để kiểm soát dòng điện.

Nhờ chip bán dẫn mà các thiết bị điện tử có thể xử lý, lưu trữ và tiếp nhận thông tin: chip bộ nhớ lưu trữ dữ liệu và phần mềm dưới dạng mã nhị phân, chip kỹ thuật số thao tác với dữ liệu dựa trên chỉ dẫn từ phần mềm điều khiển, còn chip không dây nhận dữ liệu từ máy phát vô tuyến tần số cao rồi chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện.

Tựu trung chúng đều hoạt động bằng cách “bật” hoặc “tắt” các transistor điều khiển dòng điện.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 11.

Kỹ sư thao tác với tấm wafer – Ảnh Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd

Để tạo ra một con chip bán dẫn, người ta bắt đầu với một lát mỏng silicon được gọi là wafer có kích thước khoảng bằng chiếc đĩa ăn. Nhà sản xuất thêm các nguyên tố như phôtpho và bor vào một lớp mỏng trên bề mặt silicon để tăng độ dẫn điện của chip.

Chính trong lớp phủ bề mặt này là nơi các transistor được tạo thành bằng cách lần lượt thêm các lớp mỏng kim loại dẫn điện, chất cách điện và nhiều silicon hơn, sau đó loại bỏ các lớp này một cách có chọn lọc bằng plasma.

Quy trình này tương tự như đắp tất cả nguyên liệu thành một khối thô rồi đẽo gọt các chi tiết cho ra tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh – việc này dễ hơn là cố gắng vẽ các chi tiết có kích thước siêu nhỏ trực tiếp lên chip. Bằng cách này, các nhà sản xuất chip bán dẫn có thể tạo ra những con chip chứa hàng chục tỉ transistor trên mỗi inch vuông.

Công nghệ sản xuất chip ngày nay đã tiến bộ nhiều so với nguyên mẫu thô sơ của Kilby, nhưng quan trọng nhất có lẽ là sự gia tăng theo cấp số nhân số lượng transistor có trên mỗi con chip. Ứng dụng thương mại sớm nhất của chip bán dẫn là máy tính toán bỏ túi được phổ biến rộng rãi vào những năm 1970.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 12.
Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 13.

Những năm gần đây, giới công nghệ nói nhiều về sự lỗi thời của định luật Moore khi việc tiếp tục thu nhỏ kích thước transistor dường như là nhiệm vụ bất khả thi do các giới hạn của vật lý.

Intel và Samsung đang sản xuất chip chứa các thành phần kích thước chỉ 7 nanomet, trong khi bán kính nguyên tử silicon là 0,2 nanomet. Kích thước nguyên tử và tốc độ ánh sáng là hai giới hạn cứng mà con người dù ao ước vẫn chưa thể vượt qua được.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 14.

GH100, dòng chip chuyên cho các trung tâm dữ liệu của NVIDIA, có 80 tỉ transistor. Ảnh: NVIDIA

Một giải pháp là thay thế các lớp phẳng 2D bằng công nghệ 3D với thiết kế hình vây cá giúp tăng số lượng transistor có thể nhét vừa trên một con chip, nhưng cấu trúc này khó sản xuất hơn rất nhiều so với chip truyền thống.

Một hy vọng khác là điện toán lượng tử không bị giới hạn bởi bit nhị phân (0 và 1), mà thay vào đó sử dụng bit lượng tử (qubit) dựa trên lý thuyết cơ học lượng tử của Schrödinger.

Máy tính lượng tử hoạt động rất nhanh nhưng chỉ có thể vận hành ở nhiệt độ xấp xỉ 0oK (khoảng – 273oC), không khả dĩ để ứng dụng thực tiễn trong các thiết bị hằng ngày như điện thoại thông minh hay tivi. Điện toán sinh học là một lĩnh vực hấp dẫn khác, với một số nghiên cứu đang tìm hướng tạo ra chip có khả năng mô phỏng cách ADN lưu trữ thông tin.

Dù là cách nào đi nữa thì nhân loại cũng đang rất cần một chất xúc tác mới cho cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo. “Hãy cùng hy vọng truyền nhân của Jack Kilby đã bỏ qua kỳ nghỉ hè lần này” – Kessler viết dí dỏm.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 15.
Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 16.

Mặc dù công nghệ bán dẫn được sinh ra ở Mỹ, thậm chí còn được dùng để đặt tên Thung lũng Silicon trứ danh, ngày nay không có con chip siêu hiện đại nào được sản xuất trên đất Mỹ. Châu Á đã vươn lên thống trị lĩnh vực sản xuất chip thế nào, và nước Mỹ liệu có thể đưa ngành công nghiệp này hồi cố hương?

Ngày 9-8, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành Đạo luật chip và khoa học (CHIPS Act), bao gồm một gói trợ cấp khổng lồ 280 tỉ USD dành cho sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu khoa học; trong số này, có 52 tỉ USD dành riêng cho ngành chip nội địa.

Đạo luật mới, được cả lưỡng đảng ủng hộ, được thông qua nhằm đưa việc sản xuất chip – vật liệu tối quan trọng trong cuộc sống hiện đại – trở lại Mỹ, từ đó giảm phụ thuộc vào các nhà sản xuất châu Á. Nhưng việc sản xuất chip đã rời khỏi nơi nó được sinh ra từ khi nào và tại sao?

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 17.

Năm 1990, Mỹ chiếm 37% nguồn cung chip toàn cầu, song con số hiện nay chỉ là 12%. 75% sản lượng chip thế giới đến từ châu Á – Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đại lục, theo một báo cáo hồi tháng 9-2020 của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ.

Các công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn có thể chia làm hai nhóm chính: (1) các IDM (nhà sản xuất thiết bị tích hợp) tự thiết kế và tự sản xuất chip; (2) các công ty fabless, chỉ thiết kế, phần sản xuất sẽ thuê ngoài. Các công ty chuyên sản xuất chip cho các công ty fabless gọi là foundry. TSMC (Đài Loan) và Samsung Electronics (Hàn Quốc) là hai foundry lớn nhất thế giới.

Theo CNBC, Mỹ tụt lại phía sau là vì thay đổi lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn có sự thay đổi lớn: trong 15 năm trở lại đây, các công ty bắt đầu chuyển sang mô hình fabless – chỉ thiết kế và gửi cho các foundry làm giúp.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 18.

Bên trong nhà máy TSMC. Ảnh Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd

Nhiều công ty lớn của Mỹ ký hợp đồng với các nhà sản xuất châu Á vì chi phí vẫn rẻ hơn sản xuất trong nước. Intel, công ty chip lớn nhất Mỹ tính theo doanh số, là IDM điển hình hiếm hoi của Mỹ, khi sản xuất nội địa là chủ yếu, mặc dù cũng có nhà máy ở Ireland, Israel và cả Trung Quốc.

Ngược lại, sản phẩm cuối cùng của các công ty lớn khác như Nvidia (trụ sở Santa Clara, California), nhà sản xuất chip có giá trị thị trường lớn nhất Mỹ, chủ yếu đến từ các nhà máy ở nước ngoài.

Một foundry cần phải đầu tư hàng chục tỉ đôla Mỹ để xây dựng nhà máy và trang bị công nghệ cực kỳ đắt đỏ để sản xuất chip thuộc thế hệ kế tiếp.

“Năm 2001, có 30 nhà sản xuất cạnh tranh nhau trong nhóm dẫn đầu, nhưng khi việc làm chip ngày càng khó và tốn kém thì con số này giảm xuống chỉ còn 3 công ty (TSMC, Intel và Samsung)” – CNBC dẫn một báo cáo tháng 12-2021 của Ngân hàng Hoa Kỳ.

TSMC hiện là foundry nắm 55% thị phần toàn cầu, còn Samsung chiếm 18%, theo dữ liệu của Hãng Trendforce. Vì sao hai cái tên châu Á này lại nổi lên dẫn đầu? Trong bài “Vì sao ngày càng có ít chip “sản xuất tại Mỹ”” hồi tháng 11-2020, tờ Wall Street Journal cho biết:

Các chính phủ châu Á có nhiều ưu đãi tài chính để xây dựng ngành công nghiệp sản xuất chip nội địa, và ngoài ra, “các công ty chip cũng bị thu hút bởi mạng lưới các nhà cung cấp ngày càng lớn mạnh bên ngoài nước Mỹ, và một lực lượng lao động ngày càng phát triển gồm các kỹ sư lành nghề có thể vận hành máy móc đắt đỏ”.

Neil Campling, trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ hãng quản lý đầu tư Mirabaud Securities, tán thành các quan điểm này khi trả lời CNBC: “Đài Loan và Hàn Quốc đã dẫn đầu trong việc sản xuất linh kiện bán dẫn – vốn đòi hỏi đầu tư vốn khổng lồ, và một phần thành công của họ trong hơn 20 năm qua là các chính sách hỗ trợ của chính quyền và khả năng tiếp cận lực lượng lao động có nghề”.

Hỗ trợ về mặt chính sách lẫn tài chính từ chính phủ rõ ràng là cái nhiều cường quốc chip châu Á có mà Mỹ không có, cho đến khi Đạo luật chip và khoa học ra đời. CHIPS Act được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề đầu tiên – tiền đâu.

Theo Wall Street Journal, để xây dựng và vận hành một nhà máy chip vào loại hiện đại nhất – sản xuất chip để làm bộ vi xử lý cho máy tính – trong vòng 10 năm, cần hơn 30 tỉ USD.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 19.
Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 20.

Trong lịch sử, Mỹ không có chính sách khuyến khích cấp liên bang nào cho việc sản xuất chip, mặc dù một số bang có các hỗ trợ khác nhau cho việc xây nhà máy, chẳng hạn trợ cấp đất đai hoặc giảm thuế.

Giờ thì đạo luật mới sẽ giúp việc đầu tư hấp dẫn hơn, khi dành ra đến 39 tỉ USD để hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các công ty xây nhà máy sản xuất chip trong nước. Một gói ngân sách 11 tỉ USD khác được dành cho việc thúc đẩy nghiên cứu sản xuất chip và đào tạo nhân lực. Bộ Thương mại sẽ phụ trách xét duyệt và phân bổ các khoản tiền này.

Về lý thuyết, hỗ trợ vốn từ chính phủ sẽ giúp giảm chi phí của việc làm chip ở Mỹ so với châu Á. Trước mắt, một số dự án ở Mỹ có thể tranh thủ được nguồn hỗ trợ này, chẳng hạn dự án nhà máy TSMC ở bang Arizona – cơ sở sản xuất chip tối tân đầu tiên ở nước ngoài của công ty Đài Loan này.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 21.

Cơ sở ở thành phố Chandler (bang Arizona, Mỹ) của Intel, nơi dự kiến có thể xây được tới 6 nhà máy fab đến năm 2024. Ảnh Intel

Bản thân Intel cũng đã công bố kế hoạch xây nhà máy nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip trị giá 20 tỉ USD ở bang Ohio. Tổng đầu tư cho nhà máy này có thể lên đến 100 tỉ USD, biến nó thành nơi sản xuất silicon lớn nhất hành tinh, theo lời Tổng thống Biden và CEO Intel Pat Gelsinger tuyên bố hồi tháng 1-2022.

Nhiều người trong ngành đã bày tỏ hào hứng và kỳ vọng trước đạo luật mới. Maryam Rofougaran, CEO của start-up công nghệ 5G Movandi, cho biết đạo luật sẽ là nguồn cấp vốn bền vững và tin cậy cho các công ty như Movandi và “thúc đẩy vượt qua các giới hạn và tạo ra công nghệ của tương lai”.

Nhưng cũng có người cho rằng phải tỉnh táo nhìn nhận rằng thật ra phía trước vẫn là chặng đường dài để Mỹ có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất chip châu Á.

Theo CNBC, lý do là vì không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng quan tâm các con chip tối tân sản xuất ở đâu mà điều quan trọng với họ là nguồn cung phải ổn định.

“Các công ty cần mua chip đang tuyệt vọng tìm nhà sản xuất khác ngoài Đài Loan, và họ sẽ rất vui nếu nguồn cung đến từ chính nước Mỹ, nhưng ai cũng biết đây là cuộc chơi nhiều năm. Nguồn cung ổn định là điều quan trọng nhất” – Mike Jette, phó chủ tịch phụ trách công nghệ của hãng tư vấn và cung cấp phần mềm GEP, nói với CNBC.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 22.

Đó là chưa kể các quy định đầu tư, chi phí lao động và những rào cản khác phổ biến trong ngành sản xuất của Mỹ. Phải còn rất lâu nữa Apple và các công ty Mỹ khác mới có thể đưa chip “nhà làm” vào sản phẩm của mình.

Theo Jason Hsu, cựu nghị viên Đài Loan, hiện là học giả nghiên cứu cao cấp tại Harvard Kennedy School, điều quan trọng sắp tới với Mỹ và cả châu Âu là liệu họ có thể giảm chi phí xuống ngang bằng châu Á hay không, cũng như đảm bảo được nguồn cung nhân tài và hệ sinh thái tích hợp liên tục hay không.

Đây đều là những yếu tố làm nên sức mạnh của ngành bán dẫn Đài Loan. “Đưa sản xuất chip trở lại quê nhà không phải là thành công có được sau một đêm với Mỹ” – Hsu nói với trang Grid News.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 23.

Các bản tin về CHIPS Act đều nêu việc thông qua đạo luật này là để “tăng tính cạnh tranh của Mỹ so với Trung Quốc” trong lĩnh vực sản xuất chip. Cần phải nói ngay, hiện Trung Quốc đang không thống lĩnh thị trường chip toàn cầu, nhưng các nhà lập pháp Mỹ ngày càng lo ngại trước các bước tiến gần đây của nước này.

Lo là có cơ sở, bởi Trung Quốc có vẻ vẫn đạt tiến bộ mới trong công nghệ bán dẫn, bất chấp các lệnh trừng phạt liên quan đến ngành chip của Mỹ.

Tháng 7 vừa qua, hãng phân tích TechInsights cho biết SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, có thể đã chế tạo được chip 7nm, so với năng lực trước đó chỉ dừng lại ở quy trình 14nm.

Điều bất ngờ là SMIC đã nâng cao năng lực sản xuất ngay cả khi không có thiết bị quang khắc tối tân vì bị Mỹ trừng phạt. Từ cuối năm 2020, Mỹ đã cấm các công ty trong nước không được bán thiết bị có thể làm chip 10nm hoặc tân tiến hơn cho SMIC.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 24.

Từ năm 2014, Chính phủ Trung Quốc đã xác định sẽ ưu tiên việc thúc đẩy sản lượng chip trong nước. Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ ước tính Trung Quốc sẽ chi tổng cộng 150 tỉ USD cho mục tiêu này trong giai đoạn 2014 – 2030.

Gói ngân sách “Big Fund” của Bắc Kinh cùng với các khoản hỗ trợ địa phương khác dành cho ngành này đã giải ngân khoảng 73 tỉ USD tính đến năm 2021, theo Grid News. Tuy nhiên, tính đến 10-8, có ít nhất 5 lãnh đạo các công ty chip đang bị điều tra tham nhũng liên quan đến Big Fund, theo South China Morning Post.

Sau chuyến công du ngắn ngủi đến Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đầu tháng 8, trong đó có việc đến thăm TSMC, chuyện “chọn phe” giữa Mỹ và Trung Quốc của các nhà sản xuất chip trở thành chủ đề nóng.

Theo Jon Bathgate, nhà đầu tư tại hãng quản lý đầu tư chuyên về vật liệu bán dẫn NZS Capital, các công ty chip lớn nhất thế giới của Đài Loan và cả Hàn Quốc có nhiều lý do để nghiêng về Mỹ hơn.

Dù Hoa Kỳ thua kém châu Á trong khoản sản xuất chip, nước này vẫn dẫn đầu toàn cầu về thiết kế chip hiện đại và cung ứng phần mềm, thiết bị sản xuất. Theo hãng tư vấn Boston Consulting Group, Mỹ nắm 80% thiết bị thiết kế và 50% thiết bị sản xuất chip toàn cầu, trên 50% sở hữu trí tuệ về thiết kế chip.

Các đại gia chip ở châu Á vì thế vẫn phải phụ thuộc vào thiết kế và phần cứng của Mỹ. “Điều này mang lại lợi thế lớn cho Mỹ so với Trung Quốc khi kêu gọi đầu tư và thiết lập quan hệ đối tác” – Bathgate nói với tạp chí Fortune.

Con chip thay đổi thế giới - Ảnh 25.

TSMC vốn luôn tránh phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế cực kỳ quan trọng đến chuyện kinh doanh của mình.

Nhưng sự chằng chịt của bức tranh chip toàn cầu khiến tương lai của cuộc chiến bán dẫn vẫn là khó đoán. Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới và cũng mua thiết bị sản xuất chip nhiều nhất.

Các doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí và hoạt động sản xuất bị gián đoạn nếu cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, và vì thế “đa số các công ty sẽ không sẵn sàng xem xét việc ngưng làm ăn với Trung Quốc hoàn toàn” – Paul Rosenzweig, CEO hãng tư vấn Red Branch Consulting, nói với Fortune.

Tranh cãi về sự nguy hiểm của điện toán lượng tử so với AI

Tranh cãi về sự nguy hiểm của điện toán lượng tử so với AI

Một số chuyên gia đánh giá công nghệ lượng tử là mối đe dọa lớn đối với nhân loại, nhưng số khác lại tin AI mới cần bị kiểm soát.

Từ lâu, không ít chuyên gia cho rằng AI rất nguy hiểm và liệt vào danh sách các công nghệ cần phải kiểm soát. Tuy nhiên, ngày 21/8, nhà báo kiêm chuyên gia công nghệ Vivek Wadhwa và Mauritz Kop, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Stanford, có bài viết trên tạp chí Foreign Policy, nhấn mạnh điện toán lượng tử nguy hiểm hơn AI.

Điện toán lượng tử nguy hiểm hơn AI?

“Bất chấp những cường điệu xung quanh AI rằng chúng có tri giác, công nghệ này chưa thể đi vào cuộc sống. Nó thậm chí không thành công khi thực hiện các tác vụ đơn giản hàng ngày, chẳng hạn khi điều khiển phương tiện giao thông và đối mặt với tình huống bất ngờ đòi hỏi trực giác. Lúc này AI không thể làm gì, còn con người chỉ cần tư duy ở mức thấp đã có thể xử lý”, hai tác giả mở đầu bài viết.

CEO Sundar Pichai (trái) đứng cạnh một trong những máy tính lượng tử của Google, tháng 10/2019. Ảnh: Reuters
CEO Sundar Pichai (trái) đứng cạnh một trong những máy tính lượng tử của Google, tháng 10/2019. Ảnh: Reuters

Theo Wadhwa và Kop, AI hiện chỉ là một công nghệ thô sơ được thổi phồng. Trong khi đó, điện toán lượng tử có tác động tiềm tàng lớn hơn nhiều. Sức mạnh của nó thậm chí ngày càng vượt trội nếu được kết hợp với chính công nghệ AI.

“Dù vẫn còn sơ khai, tính toán lượng tử hoạt động theo nguyên lý rất khác so với máy tính hiện nay. Nếu các dự án hiện có trên khắp thế giới thành công, các cỗ máy này sẽ vô cùng mạnh mẽ, thực hiện các nhiệm vụ chỉ trong vài giây mà máy tính thông thường phải mất hàng triệu năm mới thực hiện được”, Wadhwa cho biết.

Máy tính lượng tử hiện xử lý thông tin theo cách khác biệt. Với máy tính thông thường, dữ liệu được mã hóa thành số nhị phân (bit) và gán cho hai giá trị Tắt và Mở, tương ứng là 0 và 1. Nó chỉ có thể xử lý lần lượt một trong hai giá trị 0 hoặc 1. Trong khi đó, máy tính lượng tử sử dụng đơn vị tính toán gọi là qubit, cho phép tồn tại đồng thời ở nhiều trạng thái như 1-0, 1-1, 0-1 và 0-0 cùng lúc, từ đó lượng thông tin được xử lý nhanh hơn nhiều máy tính bình thường.

“Nếu vật lý lượng tử rời khỏi giai đoạn thử nghiệm để ứng dụng hàng ngày, nó sẽ làm được rất nhiều thứ và thay đổi nhiều khía cạnh cuộc sống”, bài viết nêu. “Với sức mạnh tính toán đó, máy tính lượng tử có thể nhanh chóng thu thập lượng dữ liệu khổng lồ, áp đảo bất kỳ hệ thống nào hiện nay”.

Tuy nhiên, cả hai lo ngại công nghệ này sẽ bị lợi dụng cho những mục đích bất chính, như chế tạo các loại vật liệu, vũ khí sinh học mới độc hại hơn. Nhưng nguy cơ tiềm tàng nhất là bẻ khóa hệ thống mật khẩu hoặc mã hóa dữ liệu.

Thực tế, sức mạnh giải mã của máy tính lượng tử là vô hạn. Cyber News lấy ví dụ, nếu các đơn vị tình báo được trang bị máy tính lượng tử, họ có thể phá vỡ mã hóa RSA 2048-bit trong chưa đầy 8 tiếng. Trong khi đó, nếu đưa nhiệm vụ tương tự cho siêu máy tính nhanh nhất thế giới và thực hiện giải mã bằng kỹ thuật truyền thống, cỗ máy này có thể mất khoảng 300 nghìn tỷ năm mới vượt qua.

Từ 2017, Larry Karisny, Giám đốc tổ chức bảo mật Project Safety, cho rằng một khi công nghệ lượng tử hỗ trợ bẻ khóa các loại mật mã, nền kinh tế cũng như sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia sẽ bị phá vỡ. “Công nghệ máy tính lượng tử không thể bị tấn công và về lý thuyết, sức mạnh xử lý của nó có thể phá vỡ mọi loại mã hóa”, Karisny nói với Forbes.

Các cơ quan quản lý cũng bắt đầu nhận thức về vấn đề này. Tổ chức Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST) thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã nghiên cứu cái gọi là Mật mã kháng lượng tử, trong đó phát triển hệ thống mật mã an toàn để chống lại cả khả năng bẻ khóa của máy tính lượng tử.

Điện toán lượng tử cũng đang dần xuất hiện trong doanh nghiệp. Theo dự đoán của IDG, khoảng 25% công ty trong danh sách Fortune 500 có thể dùng máy tính lượng tử trong ba năm tới. “Chúng có thể đẩy nhanh các quá trình về giải mã, thu thập dữ liệu và vi phạm quyền riêng tư. Thậm chí, sẽ có sự chạy đua vũ trang giữa các công ty với nhau”, trang Deloitte bình luận.

Theo Wadhwa và Kop, các chính phủ trên thế giới cần tính đến chuyện kiểm soát sự phát triển của điện toán lượng tử vì công nghệ này “có nguy cơ tiềm tàng” hơn hẳn AI nếu bị sử dụng sai mục đích.

Ý kiến phản đối

Sau ý kiến của Wadhwa và Kop, chuyên gia hệ thống thông tin Tristan Greene phản bác. “Tôi đồng ý với quan điểm lượng tử có tiềm năng trở thành công nghệ có tác động lớn, thậm chí khiến lịch sử sang trang. Nhưng nỗi lo về mối đe dọa của nó có thể là thừa”, Greene nêu trên The Next Web.

Lấy ví dụ về việc giải mã các dữ liệu bí mật, ông cho rằng máy tính lượng tử chỉ nhằm mục đích tăng tốc. Trong khi đó, hiện thế giới đã có những cách thức để giảm thiểu mối đe dọa từ việc giải mã lượng tử. Quan trọng hơn, chi phí hàng tỷ USD cho một cỗ máy lượng tử cũng là rào cản lớn mà không phải ai cũng có thể đầu tư. Với các tổ chức hoặc phòng thí nghiệm đã sở hữu loại máy này, họ cũng đang phải chịu sự quản lý và kiểm soát của cơ quan quản lý cấp chính phủ.

“Vậy tác hại tiềm tàng mà máy tính lượng tử có thể gây ra là gì? Theo tôi, nó sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề sẽ đưa vào phân tích, như sai lệch thuật toán”, Greene nói. “Điện toán lượng tử giống như một phản ứng tổng hợp. Nó có khả năng gây ra tác hại lớn ở quy mô chưa từng có, nhưng chi phí đầu vào đủ cao để ngăn phần lớn mọi người trên hành tinh tiếp cận”.

Trong khi đó, ông cho rằng AI hiện phổ biến hơn nhiều. Với Internet và một chiếc máy tính, mỗi người có thể tự lên mạng, tải AI về và trải nghiệm. “Chỉ với một chút chuyên môn và kỹ năng, mỗi người đều có thể học cách xây dựng và triển khai mô hình AI”, Greene nhấn mạnh. “Khả năng tiếp cận dễ dàng của AI khiến nó trở thành mối đe dọa rõ ràng và hiện hữu đối với từng con người trên Trái đất”.

Không chỉ Greene, nhiều người cũng lo ngại AI có thể gây hại cho nhân loại nếu sử dụng sai cách. Trò chuyện tại nhà máy Tesla ở California đầu năm nay, tỷ phú Elon Musk cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là “AI hoạt động sai“. Hồi tháng 3/2018, ông cũng nhấn mạnh “AI nguy hiểm hơn hạt nhân nhiều”.

Trong tháng 8, giới công nghệ cũng liên tục tranh cãi sau khi Blake Lemoine, cựu chuyên gia AI của Google, kết luận chatbot thông minh LaMDA mà Google đang phát triển “có tư duy của một đứa trẻ”.

Nhiều người cho rằng AI hiện nay chỉ đơn giản phản hồi lệnh mà người dùng đưa vào sao cho phù hợp dựa trên khối lượng dữ liệu khổng lồ đã có. Tuy nhiên, không ít chuyên gia nhận định “AI có tư duy hoàn toàn có thể xuất hiện trong 10-20 năm nữa, nên các chính phủ cần kiểm soát loại công nghệ này chặt chẽ hơn so với hiện tại”.

Trong khi đó, điện toán lượng tử mới ở giai đoạn sơ khai dù phát triển nhanh. Hiện máy tính lượng tử do công ty QuEra chế tạo được cho là mạnh nhất hiện nay với 256 qubit, cao hơn Jiuzhang 2 của Trung Quốc với 66 qubit. Cuối năm ngoái, IBM cũng ra mắt chip lượng tử Eagle với 127 qubit nhưng chưa áp dụng trên hệ thống nào. Hãng cũng dự định ra Quantum Osprey 433 qubit năm nay và Quantum Condor 1.121 qubit vào năm sau.

Bảo Lâm

Bảng Môn Đình biểu tượng truyền thống hiếu học, công trình kiến trúc cổ đồ sộ giữa một vùng quê Thanh Hóa

Bảng Môn Đình biểu tượng truyền thống hiếu học, công trình kiến trúc cổ đồ sộ giữa một vùng quê Thanh Hóa

(Nguồn: https://danviet.vn/)

Từ lâu, Bảng Môn Đình (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã được biết đến như biểu tượng cho truyền thống hiếu học của mảnh đất này. Đình được xây dựng từ thế kỷ 15, vừa là nơi thờ Thành hoàng làng, vừa là nơi giúp nhiều nho sinh dùi kinh mài sử, tôn vinh các vị khoa bảng của làng.

Truyền thuyết về Thành hoàng làng – Đại tướng Nguyễn Tuyên

Những ngày cuối năm, chúng tôi về thăm vùng đất Lưỡng Bột xưa (nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa), nơi đây được xem là các nôi của sự học hành, sản sinh ra nhiều nhân tài được sử sách ghi danh, người dân ngưỡng mộ. Từ lâu, Bảng Môn Đình được biết đến như biểu tượng cho truyền thống hiếu học của mảnh đất này.

Theo tài liệu còn ghi lại, xã Hoằng Lộc (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) có 12 vị đỗ đại khoa, trong đó có 7 tiến sĩ được ghi danh tại Văn miếu Quốc Tử Giám, cùng gần 200 hương cống, cử nhân, 140 người đỗ sinh đồ, tú tài.

Đây cũng chính là lý do khiến Hoằng Lộc còn được biết đến với những tên gọi khác như “làng tiến sĩ” hay “làng khoa bảng”. Để tôn vinh nghiệp học, vào thế kỷ XV, người dân Hoằng Lộc đã dựng lên Bảng Môn Đình là nơi giúp nhiều nho sinh dùi mài kinh sử.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 2.
Bảng Môn Đình – Biểu tượng tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng ở xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Hoài Thu

Người dân địa phương cho biết, tiền thân của Bảng Môn Đình là nơi thờ tự Thành hoàng làng Nguyễn Tuyên (sinh ngày 10/3 năm Đinh Sửu – 1917). Ông là con trai độc nhất của ông Nguyễn Công Thanh và bà Lê Thị Hạnh, một nhà nho nghèo ở trang Bột Đà, huyện Cổ Đằng, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa (nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa).

Tương truyền, ở tuổi 21, Nguyễn Tuyên đã là một vị tướng quân rất tài giỏi, khi nhà Lý tìm người hiền tài đứng ra giúp vua đánh giặc, Nguyễn Tuyên đã xung trận cùng vua đánh tan quân Chiêm Thành.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 3.
Trước đây, đình vừa là nơi hội họp, vừa là trui rèn tài năng, phẩm chất đạo đức của các nho sinh. Ảnh: Hữu Dụng

Khi giặc tan, người trở về vinh qui bái tổ. Lúc trở về kinh thành, nơi đây bỗng sấm sét đầy trời. Rồi vị tướng không bệnh mà mất, qua một đêm mối đùn lên thành một ngôi mộ rất lớn.

Ngay tại nơi tướng quân hóa thân, nhà vua đã cho lập đình thờ và ban chiếu sắc phong ông là Thượng đẳng phúc thần đại vương để ghi nhớ công ơn của ông.

Đến thế kỷ XV, khi Nho học chiếm ưu thế, sự học của Nho sinh ở làng ngày càng được coi trọng, nhiều người đỗ đạt cao. Đình trở thành nơi đón nhận chúc mừng các tiến sĩ, hương cống, tú tài vinh qui về làng.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 4.
Hậu cung là nơi thờ tự Thành hoàng làng Nguyễn Tuyên là người có công lớn giúp vua Lý đánh tan quân Chiêm Thành. Ảnh: Hoài Thu

Mỗi khi có tân khoa Trạng đỗ đạt thì việc đón rước trở thành một lễ hội suy tôn Nho học đặc biệt, họ làm lễ tại đình trước khi yết bái ông cha. Từ đó, người dân đã đặt cho đình cái tên Bảng Môn (có nghĩa là cửa vào của các khoa bảng). Năm 1990, Bảng Môn Đình được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Cũng theo người dân địa phương, tại đình diễn ra sự phân chia đẳng cấp rất cụ thể, “trọng danh hơn trọng hoạn”, trọng tuổi hơn trọng sắc, (trọng người đỗ đạt có học vị hơn người phẩm trật, quan tước). Do đó, khi vào đình, người có học vị cao hơn luôn được ngồi chiếu trên.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 5.
Bảng Môn Đình từng là một công trình oai nghiêm, đồ sộ nhất trong vùng quê xưa, có giá trị rất lớn về kiến trúc nghệ thuật. Ảnh: Hữu Dụng

Công trình kiến trúc đồ sộ nhất vùng quê xưa

Ông Bùi Xuân Sơn, người quản lý Di tích Bảng Môn Đình cho biết, ban đầu, do chỉ là nơi thờ tự Thành hoàng làng nên đình nhỏ hẹp. Khi phong trào khoa bảng văn học phát triển, đình mới từng bước được trùng tu tôn tạo, mở rộng.

Đến năm 1932, đình trải qua một cuộc đại trùng tu, xây cất 3 mặt, lợp ngói và trang trí đẹp đẽ, đến nay vẫn còn lưu giữ và tiếp tục củng cố tu sửa.

Ngoài việc thờ cúng Thành hoàng và tôn vinh đạo học, Bảng Môn Đình còn là một công trình oai nghiêm, đồ sộ nhất trong vùng làng quê xưa, có giá trị rất lớn về kiến trúc nghệ thuật.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 6.
Đường diềm trang trí bao quanh mặt cửa nhà Hậu cung được chạm khắc hình khối ngộ nghĩnh, sống động, hồn nhiên đậm yếu tố dân gian. Ảnh: Hoài Thu

Đi từ cổng chính vào, phía bên trái dựng văn bia ghi công trạng 12 vị tiến sĩ của làng. Nhiều vị đỗ đại khoa nổi tiếng chính trực, thanh liêm như Nguyễn Nhân Lễ, Nguyễn Sư Lộ, Bùi Khắc Nhất, Nguyễn Cẩn… Bên cạnh văn bia là tảng đá tục truyền ngày xưa cụ Thám hoa Nguyễn Sư Lộ từng ngồi dạy học cho các nho sĩ trong làng.

“Đình được xây dựng theo bố cục kiểu chữ Đinh, ngoảnh mặt hướng Nam, bao gồm tòa đại đình 5 gian nằm ngang, phía sau là hậu cung. Đây được coi là một bảo tàng nghệ thuật kiến trúc gỗ duy nhất còn lại đại diện cho di sản kiến trúc gỗ của Việt Nam trong thế kỷ XVII trên đất Thanh Hóa”, ông Sơn nói.

Tại tòa đại đình còn lưu bức đại tự lớn với dòng chữ “Địa linh nhân kiệt” như đề cao truyền thống văn hiến của làng. Theo người dân địa phương, bức đại tự do một vị vua nhà Lý ban tặng để tưởng nhớ công lao của Thành hoàng làng Nguyễn Tuyên và vùng đất địa linh nơi này.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 7.
“Hòn đá sư lộ” là tảng đá tục truyền ngày xưa cụ Thám hoa Nguyễn Sư Lộ từng ngồi dạy học cho các nho sĩ trong làng (bên trái) và tấm bia ghi công trạng 12 vị tiến sĩ của làng (bên phải). Ảnh: Hữu Dụng

Trải qua bao thăng trầm, đình vẫn còn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ độc đáo. Các lớp văn hóa chồng xếp ở đình Bảng Môn được thể hiện qua kiến trúc chạm khắc như: Lớp thế kỷ XV-XVI với đường diềm trang trí bao quanh mặt cửa nhà Hậu cung được chạm khắc mây, đao, mác tua tủa, tượng tráng sĩ cưỡi voi bên phải, tượng trạng nguyên cưỡi ngựa bên trái, hình khối ngộ nghĩnh, sống động, hồn nhiên đậm yếu tố dân gian.

Lớp thế kỷ XVII tại nội thất nhà Hậu cung có chạm khắc trên cột, xà ngang, hoành, đặc biệt là kết cấu vì nóc với các hình tượng chim phượng, cá hoá rồng, hoa cúc, sen, trúc với phong cách tinh tế, hình nét cầu kỳ, hoa mỹ. Phía trên cửa vào tòa hậu cung có kiến trúc độc đáo theo lối chạm lộng, chạm thủng, với những nét chạm khắc tinh xảo như thêu hoa dệt gấm.

Lớp thế kỷ thứ XIX – XX tại nhà tiền đường có nội dung tứ linh, tứ quý nhưng mang phong cách khỏe khoắn, mạnh mẽ, sung mãn, khối tạc có diện tích lớn.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 8.

Theo người dân địa phương kể lại, xưa kia có một nhà phong thủy từng ghé qua đây và cho biết, thế đất của Hoằng Lộc giống như một nghiên mực. Còn con đường cũ nối hai xã Hoằng Lộc và Hoằng Quang (nay thuộc TP Thanh Hóa) như một cây bút “dẫn nước” từ dòng sông Mã về, ví như “mực không bao giờ cạn”.

Bảng Môn Đình – Biểu tượng của vùng đất học Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Kỳ – Chủ tịch Hội Khuyến học xã Hoằng Lộc cho biết, ở “làng khoa bảng”, người dân vẫn coi việc lấy học làm nghề, nghĩa là lấy việc học để chiếm bảng đề danh. Trước là để phát triển kinh tế gia đình, sau nữa sẽ đóng góp cho địa phương và đất nước.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 9.
Tấm bia khắc bài thơ cổ “Đường Bột Kiều Bi” được thờ trong khuôn viên sân đình. Ảnh: Hữu Dụng

Cũng theo ông Kỳ, tiếp nối truyền thống hiếu học, kể từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay xã Hoằng Lộc đã có thêm 2 Giáo sư, 37 phó giáo sư và 40 tiến sĩ. Nhiều gia đình có con cháu đoạt giải quốc gia, quốc tế với thành tích học tập xuất sắc được vinh danh tại đình.

“Ngôi đình là niềm tự hào của làng nên mọi người dân ai cũng có ý thức giữ gìn, bảo vệ và xem đây là động lực để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chính vì truyền thống đó mà bà con chúng tôi luôn tâm niệm dù bố mẹ khổ đến mấy cũng phải lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”, ông Kỳ nhấn mạnh.

Bảng Môn Đình tôn vinh đạo học ở một làng khoa bảng xứ Thanh - Ảnh 10.
Năm 1990, Bảng Môn Đình được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Ảnh: Hoài Thu

Không phụ lòng tiền nhân, con cháu Hoằng Lộc nhiều thế hệ đều học hành đỗ đạt làm rạng danh quê hương. Khoảng 10 năm trở lại đây, năm nào con em Hoằng Lộc cũng đỗ đại học thuộc top đầu của huyện, nhiều cháu còn đậu thủ khoa ở những trường danh tiếng với số điểm tuyệt đối.

“Hàng năm, cứ vào các kỳ thi như thi Đại học, thi học sinh giỏi các cấp thì học sinh trong thôn, xã và các vùng lân cận đều tới đây để dâng hương, xin phù trợ hanh thông, may mắn trong thi cử”, ông Kỳ thông

Bước tiến nhỏ của Tạp chí Nature, bước nhảy vọt lớn vượt qua khoảng cách giới: tạp chí hàng đầu sẽ bắt buộc báo cáo về giới tính và giới trong nghiên cứu

Bước tiến nhỏ của Tạp chí Nature, bước nhảy vọt lớn vượt qua khoảng cách giới: tạp chí hàng đầu sẽ bắt buộc báo cáo về giới tính và giới trong nghiên cứu

(Nguồn: http://www.phantichkinhte123.com/)

Tác giả: Kelly Burrowes

Ảnh: Shutterstock

Giống như trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, vẫn còn tồn tại thành kiến về giới tính đối với nữ giới trong các lĩnh vực STEM[1]. Và thành kiến này có tác động tiêu cực không chỉ đối với nữ giới, mà còn đối với nam giới – và cả những người nằm ngoài danh mục nhị phân[2].

Tạp chí Nature hiện đang thực hiện một bước nhảy vọt về bình đẳng giới tính và giới với các yêu cầu báo cáo mới và đó là một bước đi đúng hướng đáng hoan nghênh.

Tôi làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật sinh học, và các nhà nghiên cứu như tôi hiểu trực tiếp được những thiệt hại có thể gây ra khi giới tính và giới không được đánh giá đúng – và báo cáo – trong nghiên cứu.

Một chính sách mới của Tạp chí Nature

Kể từ tháng 6, các nhà nghiên cứu nộp bài viết cho một mục phụ của các tạp chí theo chuyên đề của Tạp chí Nature (xem chi tiết tại đây) sẽ cần phải mô tả liệu giới tính và giới có được xem xét trong thiết kế nghiên cứu hay không và xem xét như thế nào.

Nếu không thực hiện phân tích giới tính và giới, các tác giả sẽ cần phải làm rõ lý do tại sao. Điều này sẽ áp dụng để làm việc với các bên tham gia là con người, cũng như với các động vật có xương sống khác và các nghiên cứu thử nghiệm tế bào. Vì vậy, theo cách tương tự như đối với sự chấp thuận về mặt đạo đức, đăng ký thử nghiệm lâm sàng hoặc sự đồng tình sau khi đã được thông báo đầy đủ thì việc xem xét giới tính và giới cũng phải được chứng minh khi có liên quan.

Nhưng giới tính và giới là gì?

“Giới tính” và “giới” là những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng không giống nhau. Giới tính đề cập đến các thuộc tính sinh học, bao gồm di truyền và cơ quan sinh sản. Giới được định hình bởi những ảnh hưởng xã hội và văn hóa, và có thể phù hợp hoặc có thể không phù hợp với giới tính sinh học của một cá nhân. Cả giới tính và giới đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Các tác giả viết cho Tạp chí Nature cũng sẽ cần trình bày “dữ liệu được chia tách theo giới tính và giới” nếu có liên quan. Điều này có nghĩa là thay vì (thường xuyên xảy ra) cách tiếp cận gộp dữ liệu nam và nữ lại với nhau, thì các dữ liệu sẽ cần được tách biệt.

Đây là một động thái cần thiết nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt giữa nam và nữ. Các nhà nghiên cứu được khuyến khích tuân theo bản hướng dẫn về Giới tính và Bình đẳng Giới trong Nghiên cứu khi thiết kế các đề tài nghiên cứu.

Bản hướng dẫn về Giới tính và Bình đẳng Giới trong Nghiên cứu là một thủ tục để báo cáo thông tin về giới tính và giới trong thiết kế nghiên cứu, phân tích dữ liệu và kết quả. Ảnh: SAGER

Thiếu quan tâm đến giới tính và giới khiến tất cả đều có nguy cơ

Việc không thực hiện phân tích giới tính và giới xảy ra trong một loạt các lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực kỹ thuật, an toàn xe hơi được thiết kế cho cơ thể nam giới trung bình. Điều này khiến phụ nữ có nguy cơ bị thương và tử vong cao hơn trong trường hợp va chạm.

Một ví dụ khác đến với công nghệ nhận dạng khuôn mặt, trong đó các nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ sai sót ở nữ cao hơn ở nam (và cũng cao hơn đối với người da sẫm màu), khi phân loại “giới”.

Nhưng y học là một trong những lĩnh vực có lẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu báo cáo dựa trên giới tính và giới.

Hậu quả cũng có thể rất nghiêm trọng trong y học, khi sự hiểu biết hạn chế về sự khác biệt giới tính trong sinh học và bệnh tật có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Giới tính sinh học của chúng ta có thể khiến chúng ta có nhiều khả năng mắc một số bệnh nhất định. Giới tính sinh học có thể khiến chúng ta phản ứng khác nhau với các yếu tố bên trong (chẳng hạn loại thuốc chúng ta đang dùng) hoặc các yếu tố bên ngoài (chẳng hạn căng thẳng đầu óc). Thậm chí giới tính sinh học có thể khiến chúng ta cảm thấy đau một cách khác nhau.

Giới tính của chúng ta có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta biểu hiện các triệu chứng của các bệnh tương tự, chẳng hạn đau tim và đột quỵ. Ví dụ: các triệu chứng của cơn đau tim ở phụ nữ, chẳng hạn mệt mỏi, khó thở và buồn nôn được cho là “không điển hình” và dẫn đến việc điều trị và kết quả tồi tệ hơn.

Những thành kiến lớn về nam giới đã tồn tại trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu y học. Có nhiều lý do cho việc này. Một là sinh học của nữ giới thường có thể làm phức tạp mọi thứ. Nội tiết tố của nữ giới dao động hàng tháng và trong suốt cuộc đời của cô ấy.

Một lý do khác, về mặt lịch sử, là chủ nghĩa bảo hộ. Mặc dù điều đó gần như không thể tin được (nhưng có thật), những phụ nữ “có khả năng sinh con” đã bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng từ năm 1977 đến năm 1993, để bảo vệ đứa trẻ “tiềm năng chưa được sinh ra”.

Trên hết, đơn giản là sự thiếu nhận thức và một giả định lịch sử (mặc dù điều này cuối cùng đã thay đổi) rằng những gì áp dụng cho nam giới cũng áp dụng cho nữ giới.

Đàn ông cũng có thể bị hại

Định kiến giới tính trong y học không chỉ khiến sức khỏe của nữ giới gặp nguy hiểm; nó cũng có thể gây nguy hiểm cho nam giới. Ví dụ, loãng xương phổ biến hơn đến bốn lần ở nữ giới. Do đó, những người đàn ông được kiểm tra và chẩn đoán thiếu kỹ càng trong lĩnh vực này – nhưng họ có nguy cơ cao bị biến chứng hoặc tử vong sau khi bị gãy xương.

Virus COVID-19 cũng được chứng minh là có sự khác biệt giữa các giới, với nam giới có nhiều khả năng cần được đặc biệt điều trị chăm sóc và có nguy cơ tử vong cao hơn. Những khác biệt này dẫn đến những câu hỏi xung quanh (các) lý do đằng sau điều này.

Sự khác biệt giới tính cơ bản gây ra điều này là gì? Đó có phải là hệ thống miễn dịch? Đó có phải là sự khác biệt về nội tiết tố? Vẫn còn nhiều điều chưa biết.

Chúng ta phải thừa nhận khoảng cách về giới tính và giới

Một trở ngại lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực y tế là do thiếu nhận thức rằng khoảng cách như vậy vẫn còn tồn tại. Quan điểm giới tính và giới trong sức khỏe và sinh học cần được tích hợp vào tất cả các khía cạnh của y học – từ nghiên cứu sức khỏe đến giáo dục y tế, thông qua thực hành lâm sàng. Điều này đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ các chính phủ, hệ thống giáo dục và ngành nghề.

Kelly Burrowes

Nhiều sáng kiến và viện nghiên cứu đã được thành lập trên khắp thế giới để giải quyết các vấn đề xung quanh giới tính, giới và y tế, chẳng hạn Viện Giới tính và Y tế của Canada. Úc và New Zealand cần liên kết với các quốc gia khác và thực hiện phân tích giới tính và giới trong nghiên cứu sức khỏe và y tế.

Và tôi xin nhắc lại những lời khôn ngoan của Tạp chí Nature: “Giải thích giới tính và giới giúp cho khoa học được trở nên tốt hơn.”

Về tác giả

Kelly Burrowes là Nghiên cứu viên cao cấp, Đại học Auckland. Bà cũng là người sáng lập Tổ chức The FemTech Revolution.

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn: “Small step for Nature, giant leap across the gender gap: leading journal will make sex and gender reporting mandatory in research”, The Conversation, ngày 27.05.2022


Chú thích:

[1] các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) (Wikipedia). (ND)

[2] đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, …. (ND)

NĂM ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI SỐNG HẠNH PHÚC

NĂM ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI SỐNG HẠNH PHÚC

(Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn – Nguồn: https://www.sachkhaiminh.com/)

Năm đặc điểm của người sống hạnh phúc

Đức Đạt Lai Lạt Ma hay nói rằng ‘Mục đích của cuộcc sống là hạnh phúc’ (the purpose of lives is to be happy). Nhưng câu hỏi đặt ra là cái gì làm cho chúng ta hạnh phúc? Tiền tài? Vật chất? Danh vọng? Hoá ra, có cả một khoa học gọi là ‘Science of Happiness’ (Khoa học về hạnh phúc) chuyên nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến hạnh phúc, và dưới đây là 5 đặc điểm của những người hạnh phúc.

Trước khi liệt kê 5 đặc điểm hạnh phúc, xin mở ngoặc để nói thêm rằng hạnh phúc ở đây là hiểu theo nghĩa tiếng Anh ‘happiness’. Hạnh phúc theo nghĩa này là một trạng thái tinh thần và cảm tính tích cực hay vui vẻ.

Có khi nào bạn tự hỏi tại sao có những người không khá giả mấy mà sống rất hạnh phúc và an nhiên. Ngược lại, có những người tuy giàu có và cuộc sống có vẻ sang chảnh, nhưng hình như họ không hạnh phúc, lúc nào cũng căng thẳng. Đó là câu hỏi đã làm tốn rất nhiều thời giờ của các nhà hiền triết và giới khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa học về hạnh phúc phác hoạ một bức tranh về những người có cuộc sống hạnh phúc với những đặc điểm sau đây [1]:

• Họ là những người chi tiền để mua trải nghiệm thay vì mua đồ vật;

• Họ tập trung vào việc vun bồi những mối quan hệ tốt;

• Họ có thu nhập đủ để có cuộc sống thoải mái;

• Họ trân qúi thời gian hơn là tiền bạc;

• Họ có lối sống điều độ và lành mạnh.

Để tôi giải thích thêm 5 đặc điểm trên theo kinh nghiệm và quan sát của mình.

Đặc điểm 1: Mua trải nghiệm hơn là mua đồ vật.

Nếu bạn có 100,000 đôla bạn sẽ làm gì? Đó là câu hỏi của người host chương trình gameshow trên đài truyền hình số 9 (Úc) hay hỏi những người trúng giải. Đa số câu trả lời, ngạc nhiên thay, không phải là để mua xe cộ hay mua nhà, mà là đi du lịch qua những nơi nổi tiếng. Có người nói là sẽ xây một căn phòng giống như phòng đọc sách của các bậc thượng lưu thời thế kỉ 19! Nói cách khác, họ không dùng tiền để mua đồ vật, mà là mua trải nghiệm. Tiếng Anh gọi là ‘experiential purchases’ [2].

Điều này có vẻ nhất quán với kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những người chi tiền để mua trải nghiệm thường hạnh phúc hơn những người chi tiền để mua đồ vật. Thật vậy, những chuyến đi của tôi đến những đất nước như Ý, Pháp, Campuchea và Saudi Arabia là những kỉ niệm khó quên trong đời. Cứ mỗi lần lấy mấy tấm hình chụp trước đền Đế Thiên và Đế Thích là tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc đã đến đây để chiêm ngưỡng sự kì vĩ của công trình kiến trúc và một dân tộc đã chịu quá nhiều đau khổ.

Mà, cũng chẳng riêng gì tôi, hãy nhìn những tấm hình trên fb của các bạn hay đi du lịch. Họ không chỉ đi ‘ngao du’ mà còn học hỏi về văn hoá ở nơi họ tới và có trải nghiệm. Nhìn họ rất rạng rỡ và viên mãn. Họ tiêu tiền đúng cách để mua trải nghiệm và họ hạnh phúc.

Đặc điểm 2: Đủ tiền để trang trải nhu cầu căn bản.

Có tiền nhiều có thể mua hạnh phúc không? Đây là câu hỏi làm bận tâm rất nhiều nhà hiền triết và giới nghiên cứu khoa học. Có nhiều người nghĩ rằng tiền càng nhiều thì mức độ hạnh phúc càng cao. Nhưng tại sao có những gia đình nghèo khó mà họ vẫn hạnh phúc như thường. Kết quả nghiên cứu khoa học cung cấp cho chúng ta một bức tranh khác.

Một nhóm nghiên cứu ở ĐH Princeton (Angus Deaton và Daniel Kahneman) phân tích dữ liệu của 450,000 người do công ti thăm dò ý kiến Gallup và Healthways và có những phát hiện rất thú vị [3]:

(a) ở những người có thu nhập từ 30,000 USD đến 60,000 USD thì mối liên quan giữa thu nhập và cái mà họ gọi là ’emotional well being’ gần như tuyến tính, có nghĩa là thu nhập càng cao thì hạnh phúc càng cao. (Về mặt phương pháp luận thì cái thang điểm ’emotional well being’ không trực tiếp đo lường về hạnh phúc, nhưng nó tương quan cao với hạnh phúc).

(b) Nhưng ở nhóm có thu nhập 75,000 USD trở lên thì ’emotional well being’ không còn tăng nữa. Nói theo ngôn ngữ dịch tễ học là mức độ hạnh phúc đạt mức ‘plateau’ ở thu nhập 75,000 USD. Phát hiện này có vẻ nhứt quán với nhiều nghiên cứu trước: mức độ hạnh phúc cao nhứt hay thấy ở người có thu nhập từ 70,000 đến 90,000 USD.

Kết quả trên là chỉ áp dụng cho người Mĩ, nơi mà thu nhập bình quân là khoảng 33,000 USD (?). Như vậy, kết quả này cho thấy nếu người có thu nhập cao gấp 2 lần trung bình thì họ hạnh phúc. Họ không cần thu nhập bạc triệu USD, càng không nghĩ đến tỉ USD, để hưởng hạnh phúc.

Đặc điểm 3: Trân quí thời gian hơn tiền bạc.

Giữa thời gian và tiền bạc, bạn quí cái nào? Một số người bạn của tôi qua đây (Úc) từ thời tị nạn cho đến nay hầu như không có ngày nghỉ ‘holiday’, mà chỉ làm việc. Họ làm hết ngày này sang ngày khác, 10 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Họ mê công việc, chớ không hẳn mê tiền. (Dĩ nhiên, làm nhiều giờ thì cũng có thêm thu nhập). Nhưng một số bạn, nhứt là ở tuổi 50, họ bắt đầu làm ít lại và hưởng thụ cuộc sống bằng cách đi du lịch. Họ không ham làm ‘overtime’ để kiếm tiền nữa; họ đã ổn định cuộc sống và cảm thấy phải tận hưởng những năm tháng còn lại của cuộc đời.

Một nghiên cứu của ĐH Harvard [4] theo dõi 1000 sinh viên sau khi đã tốt nghiệp, và kết quả cho thấy những người trân quí thời gian hơn là trân quí tiền bạc có xu hướng hạnh phúc hơn trong sự nghiệp. Họ nghĩ rằng quĩ thời gian có giới hạn, nên phải tiêu thời gian một cách có ý nghĩa hơn là chỉ làm ra tiền. Điều này không có nghĩa là họ lười biếng hay ham chơi, mà chỉ nói lên rằng họ biết cân bằng giữa thời gian và thu nhập, hay họ không phí thời gian để kiếm thêm tiền mà họ không cần thiết.

Đặc điểm 4: Vun bồi những mối quan hệ tốt và loại bỏ những kẻ xấu

Chúng ta đều là những ‘động vật xã hội’, hiểu theo nghĩa ‘social animal’. Loài động vật này sống theo đàn, và do đó chúng ta sống trong cộng đồng. Hai chữ ‘cộng đồng’ ở đây hiểu theo nhiều nghĩa: cộng đồng dân tộc, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng bạn bè, v.v. Cộng đồng thì có người này, kẻ kia, đúng như trong phim ‘The Good, the Bad, the Ugly’ (Thiện, Ác, Xấu Xí). Người hạnh phúc là người gần với kẻ thiện, và tránh xa kẻ ác và xấu tánh [5].

‘Drop the negative people in your life’ (hãy loại bỏ kẻ xấu trong cuộc sống của bạn). Đó là thông điệp. Trong nhóm bạn fb của tôi, có một em tôi từng gặp ngoài đời, đó là một bác sĩ thông minh, khẳng khái, trung trực với bạn bè; em ấy bị bọn DLV quấy rầy hoài, nên sau này quyết định ‘block’ tất cả những kẻ xấu. Còn một anh bạn tôi có chủ trương mà sau này tôi cũng làm theo: block tất cả những ai nói xấu người khác sau lưng họ, vì anh ấy cho rằng đó là thái độ của kẻ xấu. Và, họ rất hạnh phúc vì không mất công và thì giờ để theo đuổi những tranh cãi vô ích. Loại bỏ những kẻ như vậy là tự nhiên năng lượng tích cực (positive energy) trong người sẽ tăng lên.

Thành ra, người sống hạnh phúc là người biết vun bồi các mối quan hệ chất lượng cao và biết loại bỏ các mối quan hệ với những ‘trái táo thúi’. Những trái táo thúi này chỉ thích nói xấu và nói chuyện tiêu cực, và theo thời gian họ tạo nên một năng lượng tiêu cực cho chúng ta. Do đó, học theo những người hạnh phúc, chúng ta thẳng thừng loại bỏ những kẻ xấu khỏi danh sách bạn bè, và tìm người tử tế mà chơi. Câu nói ‘gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’ muôn đời vẫn đúng.

Đặc điểm 5: Ăn uống ngon miệng và luyện tập thể dục.

Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác về hạnh phúc đều chỉ ra một thực tế là những người (a) duy trì thói quen hàng ngày đúng thời khoá biểu; (b) ăn uống lành mạnh; và (c) luyện tập thể dục thường xuyên.

Những đặc điểm trên đều có nguyên do khoa học. Nói ngắn gọn, cơ thể chúng ta chịu sự chi phối của các hormone. Những hormone quan trọng chi phối đến tâm sinh lí chúng ta là cortisol, melatonin, oxytocin, dopamine, endorphin, và serotonin. Mỗi sáng khi nồng độ cortisol tăng cao thì chúng ta phải thức dậy. Nếu melatonin tăng thì đó là tín hiệu cho thấy chúng ta cần đi ngủ. Khi oxytocin dâng cao là khi người ta yêu nhau, do đó hormone này còn có tên là hormone tình yêu và tin tưởng. Khi chúng ta được khen thưởng thì dopamine sẽ tăng cao. Còn serotonin thì được mệnh danh là hormone hạnh phúc.

Điều thú vị là 90% dung lượng serotonin được sản xuất từ dạ dày. Do đó, ăn uống ngon miệng có hiệu ứng làm cho chúng ta … hạnh phúc (hài lòng). Một số thực phẩm có thể làm tăng serotonin là bún, bánh hỏi, phở, phó mát, sữa, trứng, thịt bò, thịt gà, cái hồi, v.v. Một số trái cây có thể làm tăng serotonin là xoài, măng cụt, chôm chôm, dâu, dưa hấu, sầu riêng, cam, táo, v.v.

Luyện tập thể dục cũng tăng serotonin. Ai cũng biết thể dục hàng ngày giúp cho người ta có giấc ngủ tốt, giảm căng thẳng, và tăng cường hệ miễn dịch. Đó là những quan sát từ nhiều nghiên cứu, nhưng không ai biết chắc chắn cơ chế nào mà thể dục có hiệu quả tuyệt vời như thế. Tuy nhiên, những kết quả đó cũng đủ để khuyến khích luyện tập thể dục thường xuyên.

Tóm lại, 5 đặc điểm ở những người có cuộc sống hạnh phúc là vun bồi trải nghiệm, vun bồi tình thương, thu nhập đủ trang trải các nhu cầu căn bản, tiêu thời gian hợp lí, và lối sống điều độ và lành mạnh. Đó cũng là 5 bài học giúp cho chúng ta — các bạn và tôi — có cuộc sống viên mãn hạnh phúc.

Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, mục tiêu và đoạn cuối của sự tồn tại nhân loại – Aristotle

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh

(Nguồn: https://dantri.com.vn/)

Chúng ta chỉ sợ những thứ chúng ta không hiểu, không kiểm soát được. Và với vũ trụ bao giờ rộng lớn này, thứ khó hiểu và khó kiểm soát nhất có lẽ là sự sống. Sự sống tại sao chỉ có thể được tìm thấy trên Trái Đất, vì sao mãi tới nay, chúng ta chưa tìm thấy bất kỳ dấu hiệu của sự sống nào khác?

Người ngoài hành tinh đâu rồi? Họ có tồn tại không? Và nếu có, họ có đến vì hòa bình không? Những câu hỏi này nhân loại chưa thể có câu trả lời. Song, đã có nhiều giả thuyết, thậm chí cả nghịch lý được đặt ra để giải thích cho những bí ẩn của vũ trụ. Nổi tiếng hơn cả, đó chính là nghịch lý Fermi.

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 1

Nhìn vào hành tinh xanh trong Hệ Mặt trời, chúng ta phải tự nhận rằng mình là những kẻ may mắn. Trái Đất nằm ở vị trí hoàn hảo với ngôi sao trung tâm, trong trường hợp này là Mặt Trời. Vị trí này không quá gần nên Trái Đất không bị đốt cháy như Sao Thủy và cũng không quá xa để khiến hành tinh của chúng ta bị đóng băng như sao Thiên Vương. 

Vị trí hoàn hảo này được gọi là Habitable Zone, có nghĩa là vùng phù hợp để sự sống phát triển. Trong vùng này, khí hậu trên toàn bộ hành tinh sẽ không quá nóng hoặc quá lạnh.

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 3

Mặc dù chúng ta có những sa mạc khô nóng, điển hình như thung lũng Death Valley, ở bang California có thể ghi nhận mức nhiệt lên tới trên 55 độ C, hay thị trấn Oymyakon ở Siberia, Nga có thể lạnh tới -40 độ C. Tuy nhiên, mức nhiệt này vẫn được xem là kém khắc nghiệt hơn rất nhiều so với những hành tinh xa xôi trong Hệ Mặt trời. Tức là chúng vẫn đủ để nước tồn tại ở dạng lỏng, các tế bào có thể phát triển và sự sống có thể sinh sôi. 

Tuy nhiên, Trái Đất không phải là hành tinh duy nhất có được một vị trí đẹp trong dải thiên hà. Theo thống kê, trong mỗi Hệ Mặt trời đều có một hành tinh như vậy. Thí dụ như Trái Đất là hành tinh duy nhất nằm trong Habitable Zone của Hệ Mặt trời của chúng ta; hay ngoại hành tinh Proxima Centauri b – nằm cách Trái Đất khoảng 4,2 năm ánh sáng (1,3 parsec) trong chòm sao Centaurus. Đây được xem là hành tinh ngoại gần nhất được biết đến và đang quay quanh khu vực có thể sinh sống được của ngôi sao của nó.

Dựa trên những giả thuyết đặt ra, để người ngoài hành tinh tồn tại, họ cũng cần phải sống trong các khu vực hoàn hảo này. Từ đây, chúng ta chỉ cần đếm số lượng các Hệ Mặt trời có Habitable Zone là sẽ tìm ra được các hành tinh có khả năng chứa đựng sự sống. 

Theo ước tính của NASA, chỉ riêng trong dải ngân hà này thôi đã có 250 tỷ ngôi sao và nếu nhìn rộng ra ngoài vũ trụ thì chúng ta có đến hơn 100 tỷ thiên hà khác. 

Điều đó có nghĩa là nếu các thiên hà đều có cùng kích cỡ, vũ trụ này có đến hơn 70.000 tỷ tỷ ngôi sao nằm trong vũ trụ nhìn thấy được. Nếu chỉ lấy 0.01% số các ngôi sao trong đó để tạo ra sự sống thôi, thì trên lý thuyết đã có quá nhiều nơi để sự sống sinh sôi nảy nở. 

Theo Inverse.com, trong năm 2013, các nhà phi hành gia đã đong đếm được có ít nhất khoảng 6 tỷ hành tinh giống với Trái Đất trong dải ngân hà của chúng ta. Thế nhưng sự sống ngoài Trái Đất mà chúng ta tìm được kể từ khi bắt đầu khám phá vũ trụ cho tới nay là số 0 tròn trĩnh. 

Đây chính là lúc Fermi Paradox – hay Nghịch lý Fermi được nhắc tới, như một sự giải thích cho tất cả sự biến mất khó hiểu ấy của sự sống.

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 5
Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 6
Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 7

Nghịch lý này được đặt tên theo nhà vật lý học Fermi Enrico, khi ông mô tả sự mâu thuẫn rõ rệt giữa khả năng cao về sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh hay là sự thiếu bằng chứng trong việc xác thực điều này. Theo ông, thứ thậm chí còn đáng sợ hơn, là chúng ta thực sự cô đơn trong vũ trụ rộng lớn này, hay chỉ vì chúng ta chưa thể thực sự “nhìn” thấy họ. 

Để giải thích cho nghịch lý đó, Fermi đã đưa ra thêm giả thuyết về sự tồn tại của người ngoài hành tinh có tên là “The Great Filter” (tạm dịch: Quá trình chọn lọc vĩ đại). Theo đó, vũ trụ của chúng ta đã tồn tại được gần 14 tỷ năm và không ai bàn cãi về mức độ rộng lớn của nó. 

Thế nhưng với ngần ấy thời gian, vũ trụ dường như trống rỗng. Không hề có dấu hiệu nào của các nền văn minh tân tiến. Từ đây, các nhà khoa học nghĩ rằng có một “thứ gì đó” đang ngăn cách con người chúng ta hoặc những nền văn minh có thể đã từng tồn tại khác phát triển để có thể liên lạc với những nền văn minh cao hơn. 

Đây là một sự kiện, một sự chọn lọc để xem rằng liệu giống loài đó có đủ khả năng để phát triển cao hơn hay không. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta thực sự vượt qua được thử thách ấy, nhưng nếu không thì nền văn minh đó sẽ bị tận diệt. 

Đây chính là “sự chọn lọc tự nhiên” – một bước ngoặt quyết định sự phát triển của một nền văn minh hoặc thậm chí là về sự sống còn của nền văn minh đó. Tuy nhiên, giả thuyết “The Great Filter” không chỉ có vậy. Các nhà khoa học chia “The Great Filter” ra làm hai trường hợp: Một là quá trình chọn lọc này đã xảy ra rồi, hai là nó vẫn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. 

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 9

Trong đó, mỗi trường hợp đều đưa ta đến một giả định khác nhau về tương lai của nhân loại. Ở trường hợp đầu tiên, khi quá trình chọn lọc này đã xảy ra rồi, con người có thể là sinh vật thông minh duy nhất còn tồn tại.

Ở những nơi có sự sống khác, giả thuyết giải thích rằng trong quá trình phát triển của sinh vật sống, điều gì đó đã xảy ra khiến các loài sinh vật khác phải đầu hàng. Đó có thể là một dịch bệnh lớn quét sạch mọi sự sống, đó có thể là một thiên thạch khổng lồ như những gì đã xảy ra với loài khủng long.

Cho dù điều gì đã xảy ra đi chăng nữa, chúng ta biết rằng loài người đã sống sót và điều đó khiến chúng ta trở thành loài tiên phong, đầu tiên trong vũ trụ có thể khai phá thế giới vô tận ngoài kia.

Nhưng cũng có trường hợp thứ 2, là khi “The Great Filter” vẫn chưa xảy đến. Giả thuyết này thậm chí còn được nhiều người tin tưởng hơn, bởi nó giải thích được lý do tại sao chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một nền văn minh ngoài Trái Đất nào.

Lần này, “The Great Filter” có thể là một sự kiện mà khả năng cao là chúng ta còn chưa chạm tới. Do vậy, chúng ta vẫn chưa có được tấm “giấy thông hành” để vươn tới các vì sao và liên lạc với nền văn minh cấp cao.

Một lý do để chúng ta thêm tin tưởng vào điều này, là những hiện tượng siêu nhiên đôi khi xuất hiện trong cuộc sống, và được cho là khi nền văn minh ngoài Trái Đất đã “sơ ý”, khiến chúng ta vô tình thấy họ dù chỉ là trong giây lát.

“Fermi hiểu rằng bất kỳ nền văn minh nào với một số lượng công nghệ tên lửa khiêm tốn và một lượng khuyến khích đế quốc không khiêm tốn nhất đều có thể nhanh chóng chiếm đóng toàn bộ thiên hà”, đại diện của Viện Tìm kiếm Trí tuệ Ngoài Trái đất (SETI) ở Mountain View, California, viết trong một Nghịch lý Fermi người giải thích. “Trong vòng vài chục triệu năm, mọi hệ thống sao đều có thể được đưa vào dưới cánh của đế chế. Hàng chục triệu năm nghe có vẻ như một dự án dài, nhưng thực tế là nó khá ngắn so với tuổi của thiên hà. đại khái là gấp ngàn lần. “

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 11

Helen Sharman – một nhà sinh học vũ trụ người Anh thậm chí đưa ra một giả thuyết đáng sợ hơn, rằng người ngoài hành tinh có thể đang đứng giữa chúng ta, mà không ai hay biết.

“Liệu họ có giống như bạn và tôi, được tạo thành từ carbon và nitơ không? Có thể không. Có thể họ đang ở đây ngay bây giờ và chúng ta chỉ đơn giản là không thể nhìn thấy, mà chỉ có thể cảm thấy”, bà Helen lý giải.

Sự sống như vậy sẽ tồn tại trong một khái niệm mới, tạm gọi là “Sinh quyển bóng tối”. Helen nhấn mạnh đây không phải là những bóng ma, mà là những sinh vật chưa được khám phá có thể có cấu tạo hóa sinh khác biệt.

Điều này có nghĩa là chúng ta không thể nghiên cứu và đi tìm người ngoài hành tinh theo cách thông thường. Nói cách khác, chúng ta không nhìn thấy họ, vì điều này nằm ngoài khả năng hiểu biết của con người.

Tường tận nghịch lý Fermi và lý giải rất hiếm về người ngoài hành tinh - 13

Vào năm 2015, các nhà khoa học phân tích dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Hubble và Kepler đã kết luận rằng chỉ vỏn vẹn 8% trong số tất cả các thế giới có thể sinh sống được sẽ tồn tại trong vũ trụ ở xung quanh, khi Trái Đất hình thành khoảng 4,5 tỷ năm về trước. Vì vậy, nền văn minh ngoài Trái Đất nếu có, cũng sẽ nằm ở rất xa.

Một giả thuyết khác cho rằng cuộc sống quá “mong manh” để tồn tại lâu dài trên một hành tinh, và chúng ta chỉ đơn giản là không ở cùng giai đoạn với họ. Nghiên cứu vào năm 2016 giải thích rằng giai đoạn đầu trong lịch sử hình thành của một hành tinh đất đá có thể rất có lợi cho sự sống, thường xuất hiện từ khoảng 500 triệu năm hoặc lâu hơn sau khi hành tinh nguội lạnh.

Lịch sử của Trái đất của chúng ta dường như củng cố kết luận đó, khi cho rằng sự sống đã xuất hiện cách đây khoảng 4,1 tỷ năm trước, nhưng những khoảng thời gian tốt đẹp đó có thể không kéo dài, do một loạt vấn đề như hiệu ứng nhà kính hoặc những thay đổi khí hậu khác.

“Sự sống có thể rất hiếm trong vũ trụ không phải vì nó khó bắt đầu, mà bởi vì môi trường sinh sống không cho phép duy trì vượt quá 1 tỷ năm đầu tiên”, nhà nghiên cứu Aditya Chopra viết trong một nghiên cứu, và sau đó được xuất bản trên tạp chí Astrobiology. “Nó giống như cố gắng cưỡi một con bò rừng. Hầu hết sự sống đều rơi rụng”.

Một số nhà tư tưởng thì gợi ý rằng các nền văn minh có thể có xu hướng tự diệt vong ngay sau khi có được năng lực về mặt công nghệ. Một lần nữa, lịch sử hình thành Trái Đất đã cung cấp các tư liệu và có thể lý giải cho giả thuyết này.

Trên thực tế, nhân loại đã tiến rất gần đến chiến tranh hạt nhân một cách đáng báo động trong “Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba” vào năm 1962. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đang trong một quá trình “tự tiêu diệt chính mình” và phần lớn sự sống khác trên hành tinh thông qua biến đổi khí hậu, ấm lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính. Các nhà khoa học đang nỗ lực ngăn cản điều này, nhưng liệu họ có thể?

Nội dung: Nguyễn Nguyễn

Đồ họa: Nguyễn Vượng

Giải mã toàn bộ gen, con người sẽ trường sinh?

Giải mã toàn bộ gen, con người sẽ trường sinh?

(Nguồn: https://nld.com.vn/)

Ngày 17-5-2006, tập san Nature (một tập san khoa học số 1 trên thế giới) công bố một bài báo quan trọng: Sau 10 năm làm việc, một nhóm khoa học quốc tế đã hoàn tất việc giải mã toàn bộ gen con người. Đây được xem là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng nhất của thế kỷ, vì thành công này mở ra một kỷ nguyên mới trong nỗ lực chinh phục bệnh tật con người

Trong một bài nhạc nổi tiếng, Trịnh Công Sơn ví von rằng cơ thể chúng ta được hình thành bằng “cát bụi”, và cuối cùng thì cũng trở về với cát bụi: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi. Có thể lúc viết đoạn ca từ này nhạc sĩ chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, chứ chắc ông chưa biết đến sinh học phân tử (molecular biology), một bộ môn khoa học chỉ mới bắt đầu phát triển trong thập niên 1980, nhưng nói chung là ca từ bất hủ đó phản ánh rất đúng về cái đơn vị cơ bản nhất của con người. Đơn vị “cát bụi” đó có thể ví von là gen, hay chính xác hơn là DNA (mà chúng ta quen gọi theo tiếng Pháp là ADN). 

Gen là gì ? Ngày nay qua tiến bộ của khoa học sinh học phân tử, người ta đã biết rõ rằng cái đơn vị sinh học cơ bản nhất trong một con người là tế bào (cells). Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi khoảng 60.000 tỉ tế bào (có ước tính khác cho rằng con số này là 100.000 tỉ). Nhiều tế bào có những nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như tế bào não có nhiệm vụ giữ gìn trí nhớ và tri thức, tế bào tim làm cho tim ta đập nhịp nhàng, tế bào ruột làm ra chất nhầy, v.v… Những tế bào này có thời gian tồn tại nhất định. Chẳng hạn như tế bào tinh trùng nam chỉ sống khoảng vài tháng, trong khi đó tế bào trứng của phái nữ có thể tồn tại đến 50 năm.

Mặc dù khác nhau về chức năng và thời gian sống sót, tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một nhân (nucleus) nằm chính giữa (Hình 1). Mỗi nhân tính trung bình có khoảng tỉ chất liệu DNA (viết tắt từ chữ deoxyribo-nucleic acid). Chất liệu DNA thực ra gồm có 4 mẫu tự (bases): A (adeline), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine). Các mẫu tự này tạo nên nhiễm sắc thể (Hình 2). Cơ thể con người có 23 nhiễm sắc thể, mã số 1 đến 23, được sắp xếp theo kích thước (Hình 3). Chẳng hạn như nhiễm sắc thể số 1 lớn nhất (chứa nhiều gen nhất hay nhiều mẫu tự nhất), kế đến là nhiễm sắc thể số 2 (ít gen hơn nhiễm sắc thể số 1), cho đến nhiễm sắc thể 23 có ít gen hơn nhiễm sắc thể 22. Mỗi nhiễm sắc thể có nhiều gen. Chẳng hạn như nhiễm sắc thể 1 có 3.141 gen, nhiều gấp 2 lần các nhiễm sắc thể trung bình. Nhiễm sắc thể 23 thực ra có tên là XY và có chức năng xác định giới tính của con người. Giống cái có nhiễm sắc thể XX, còn giống đực có nhiễm sắc thể XY. Khi thụ thai, bào thai nhận một nhiễm sắc thể từ mẹ và một nhiễm sắc thể từ cha (có thể là X hay cũng có thể là Y). Nhiễm sắc thể từ mẹ luôn luôn là X, nhưng nhiễm sắc thể từ cha có thể là X hay cũng có thể là Y. Thành ra, nếu bào thai nhận X từ mẹ và X từ cha thì bào thai là bé gái; nhưng chỉ một nhiễm sắc thể Y thì bào thai là nam. Gen thực chất là một mảng DNA. Một mảng DNA là tập hợp một nhóm gồm 3 mẫu tự có tên là trinucleotide (có thể tạm dịch là tam mẫu tự), như TAG GCC TCA. Một gen là tập hợp nhiều tam mẫu tự như thế. Chẳng hạn như trong hình 4 minh họa một đoạn của gen gồm các tam mẫu tự TGA CTG ACT. Có thể nói một cách ví von bằng cách dùng quyển sách như là một ví dụ: Trong sách có 23 chương (nhiễm sắc thể); mỗi chương có nhiều câu chuyện (gen); mỗi câu chuyện có nhiều đoạn văn (exons); mỗi đoạn văn có nhiều chữ (codons); và mỗi chữ được viết bằng các mẫu tự (bases). Gen có chức năng gửi các tín hiệu hóa học đi đến tất cả các nơi trong cơ thể. Những tín hiệu này có chứa đầy đủ các thông tin, các chỉ thị cụ thể cho các cơ quan trong cơ thể ta phải hoạt động ra sao. Việc tìm hiểu số lượng gen cũng như cơ cấu tổ chức của gen trong cơ thể con người là một điều tất yếu để mang lại những tiến bộ mới và quan trọng của y sinh học. Nhưng không phải gen nào cũng có chức năng rõ ràng. Trong thực tế, có khoảng 47% gen chẳng có chức năng gì cụ thể (hay chúng ta chưa biết chức năng của chúng). 

Cơ thể con người có bao nhiêu gen? Trước kia, khi công trình giải mã gen chưa hoàn tất, các nhà khoa học ước đoán rằng cơ thể con người có khoảng 100.000 gen. Đến năm 2001, khi kết quả giải mã đầu tiên được công bố, con số này giảm xuống còn 30.000 đến 40.000 gen. Nhưng nay, sau khi công trình giải mã gen hoàn tất, các nhà khoa học ước tính rằng cơ thể con người hàm chứa chỉ khoảng 20.000 đến 25.000 gen. Như vậy, số lượng gen trong con người có thể còn thấp hơn số gen trong cơ thể chuột (khoảng 30.000 gen)!

Một điều khá bất ngờ là số lượng gen trong cơ thể chúng ta còn ít hơn cả số gen trong… cây lúa! Năm 2002, các nhà khoa học cũng giải mã xong bản đồ gen của cây lúa và họ phát hiện giống lúa nước indica (còn có tên là bulu ở Indonesia) có khoảng 32.000 đến 56.000 gen. Tại sao con người có ít gen hơn cây lúa? Câu hỏi này đã là một đề tài suy luận lý thú của giới làm khoa học. Điều quan trọng cần nói là mặc dù giữa con người và cây lúa có một số gen có cấu trúc DNA giống nhau, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy gen được luân chuyển giữa cây lúa và con người. Nói một cách khác, các thực phẩm hay trái cây được thay đổi gen có thể không làm thay đổi cấu trúc gen của con người. 

Biến thể gen và ảnh hưởng Mỗi chúng ta đều có 25.000 gen trong cơ thể. Chẳng hạn như bạn và tôi đều mang trong người những gen như VDR, COLIA1, apoE4, v.v… Nhưng cái khác biệt giữa bạn và tôi là biến thể gen, chứ không phải gen. Gen thực ra chỉ là một thực thể với một cái tên, hay nói theo ngôn ngữ toán, là một biến số. Chẳng hạn như chiều cao, trọng lượng, độ tuổi, giới tính, v.v… là những biến số. Mỗi biến số có nhiều giá trị: chiều cao của tôi là 175 cm, của bạn là 180 cm, và của nhiều người khác có thể cao hơn hay thấp hơn. Nhưng giới tính chỉ có hai “giá trị”, hay nói chính xác hơn là nhóm: nam hay nữ. Mỗi gen có nhiều nhóm mà thuật ngữ gọi là genotype (biến thể gen). Mỗi biến thể được cấu tạo từ hai thành tố (allele): một thành tố được nhận từ cha, và một từ mẹ. Chẳng hạn như gen VDR có hai thành tố T và G, và do đó có 3 biến thể: TT, TG và GG. Bạn đọc có thể mang trong người biến thể TT, nhưng tôi có biến thể TG. Với bất cứ gen nào, tần số gien thường khác biệt giữa các sắc dân. Chẳng hạn trong người châu Á, khoảng 5% mang trong người biến thể GG của gen VDR, nhưng tần số này trong người da trắng là 15%. Chúng ta khác nhau là do biến thể gen, chứ không phải khác nhau vì gen.

Ngoài chức năng quyết định đặc tính của cơ thể con người, gen còn có chức năng… gây bệnh. Một khi gen đột biến (tức là một mảng DNA đột nhiên bị thay đổi, như từ TGCCA thành TCCCA chẳng hạn) có thể gây ra rối loạn tế bào, bệnh tật, thậm chí tử vong. Chỉ một thay đổi rất nhỏ như thế có thể làm cho chúng ta phải suốt đời đau khổ vì gen! Vấn đề đặt ra cho y học thế kỷ 21 là làm sao truy tìm những gen có ảnh hưởng đến các bệnh tật. Hy vọng qua việc giải mã bộ gen con người, trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm ra những “gen thủ phạm” này. Ngoài chức năng dùng thông tin gen để chẩn đoán bệnh tật, gen còn có thể sử dụng để xác định hiệu ứng của thuốc men. Ai cũng biết rằng bất cứ bệnh nào, thuốc men chỉ có tác dụng (tức có hiệu quả tốt) cho khoảng 50% bệnh nhân, còn 50% bệnh nhân chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn có tác hại. Nhiều bằng chứng nghiên cứu gần đây cho thấy, sự khác biệt về hiệu ứng của thuốc giữa cá nhân có thể do gen gây ra. Cho nên một trong những thử thách lớn nhất của y học trong tương lai là xác định gen nào có ảnh hưởng đến hiệu ứng của thuốc nào. Điều đó cũng có nghĩa là, không phải khi bộ gen của con người đã được giải mã, con người sẽ không còn bệnh tật để có thể biến ước mơ trường sinh thành hiện thực.

Giải mã gen và mặt trái của nóChúng ta có thể nghĩ đến một tương lai như sau: Mỗi cá nhân có một tấm thẻ căn cước sinh học (như thẻ tín dụng credit card bây giờ) với tất cả các thông tin về di truyền và gen của cá nhân đó trong thẻ. Khi đến phòng mạch hay bệnh viện, bác sĩ chỉ việc cho thẻ căn cước sinh học vào một máy tính, và máy sẽ báo cho biết bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh gì, nên sử dụng thuốc nào, nên ăn uống gì, v.v…Những thông tin trên là tin mừng. Nhưng nếu các công ty bảo hiểm có được những thông tin sinh học đó, họ có thể từ chối không bán bảo hiểm cho bạn thì sao? Thực ra, trong thực tế, một số công ty bảo hiểm ở Mỹ đã và đang đặt yêu cầu khách hàng bảo hiểm phải báo cho họ biết có mang trong người những gen có liên quan đến các bệnh làm cho khách hàng tử vong sớm hay không. Thành ra, thông tin gen một mặt cho chúng ta biết về chúng ta hơn, nhưng mặt khác cũng có thể nảy sinh tình trạng phân biệt, kỳ thị.Thật ra, ngày nay, việc phân tích hàng vạn gen cho từng cá nhân không còn là khó nữa, vấn đề còn lại là công chúng có sẵn sàng chấp nhận một viễn cảnh như thế hay không. Công trình giải mã gen tuy thể hiện một thành công vượt bậc của công nghệ sinh học, nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi và vấn đề cho xã hội và con người.

Nguyễn Văn Tuấn (Viện Y khoa Garvan, Sydney – Úc)

CHÚNG TA LÀ AI? TỪ ĐÂU ĐẾN, RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

CHÚNG TA LÀ AI? TỪ ĐÂU ĐẾN, RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

(Nguồn: https://foxs.vn/)

Thảm họa liên tiếp trong năm 2020… khiến cho nhiều người liên tưởng tới viễn cảnh của ngày tận thế. Trong hoàn cảnh đó, một lần nữa, những câu hỏi về nguồn gốc và mục đích tồn tại của con người lại được đặt ra.

chungtalaai1

Trong khi thuyết tiến hóa của Darwin ngày càng trở nên yếu thế, đã có rất nhiều người tin rằng nhân loại vốn đến từ đâu đó trong vũ trụ.

Những nhược điểm “tố cáo” nguồn gốc của con người không đến từ Trái Đất
chungtalaai2

Trong cuốn sách có tựa đề “Con người không đến từ Trái Đất: Sự đánh giá của khoa học về chứng cứ”, Tiến sĩ Ellis Silver – một nhà sinh thái học người Mỹ, đã đưa ra giả thuyết rằng nguồn gốc của con người không phải là ở địa cầu mà thuộc về những nơi xa xôi nào đó trong vũ trụ.

Trả lời phỏng vấn, Ellis Silver cho biết, những nhược điểm sinh học của loài người “tố cáo” rằng họ vốn không phải được sinh ra trên Trái Đất này. “Nhân loại là giống loài tiến hóa nhất trên hành tinh xanh, nhưng bất ngờ là họ không thích hợp và yếu ớt trước môi trường Trái Đất: dễ bị ánh nắng tổn hại mắt, đặc biệt không thích những thực phẩm mọc hoang, có tỷ lệ mắc bệnh kinh niên cao và nhiều thứ khác nữa.”

Ngoài chuyện hay bị đau lưng, có thể là do giống loài từng phát triển và tiến hóa ở một thế giới có trọng lực thấp hơn Trái Đất, tiến sĩ Silver cũng đặt nghi vấn về kích thước đầu quá to của trẻ sơ sinh khi chào đời, khiến các bà mẹ rất vất vả trong quá trình sinh nở, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con. Nhìn lại các loài khác trên Trái Đất, không loài nào gặp vấn đề như vậy. [1]

chungtalaai3

Một nhược điểm nữa của con người là: quá dễ dàng bị cháy nắng. Con người không thể tắm nắng hơn 1 tuần hoặc 2 tuần giống như loài thằn lằn. Bên cạnh đó, loài người hay mắc bệnh, có thể do đồng hồ sinh học tiến hóa để thích hợp với một ngày 25 giờ trong khi một ngày trên Trái Đất chỉ có 24 giờ, theo như các nhà nghiên cứu về giấc ngủ từng chứng minh. “Đây không phải chỉ là vấn đề của thời hiện đại, mà xuất hiện ở mọi thời điểm trong lịch sử của loài người trên Trái Đất”. [2]

Trong cuốn sách, Tiến sĩ Silver cũng đề cập đến một điểm đặc biệt: nhiều người thường nghĩ rằng họ không thuộc về Trái Đất, và Trái Đất dường như không phải là nhà của họ. “Điều này cho thấy (ít nhất là đối với tôi) loài người có thể đã phát triển tại một hành tinh khác và chúng ta có thể đã được mang đến địa cầu bởi một giống loài cao cấp hơn hẳn”, ông phân tích. [1]

Vậy, liệu có những khám phá khoa học khác có thể củng cố cho luận điểm rằng con người đến từ các thế giới khác từ vũ trụ?

8% ADN của con người có nguồn gốc từ vũ trụ?

chungtalaai4

(ảnh: Shutterstock)

Theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc Gia, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện có 19 đoạn ADN, tương đương 8% số ADN của chúng ta không có nguồn gốc của con người. Theo các nhà nghiên cứu, 8% số ADN này được tạo thành từ các mảnh virus cổ xưa ẩn sâu bên trong bộ gen, những mã gen này được gọi là ADN ngoài hành tinh. [3]

Những đoạn mã gen kỳ lạ này không được mã hóa, không thuộc nguồn gốc nào trên Trái Đất, hơn nữa chúng cũng không có sơ đồ tiến hóa thường thấy như ở ADN người. Khi các nhà khoa học cố định lại, các đoạn mã ADN ngoại lai này giữ nguyên tình trạng, không hề thay đổi.

Các nhà khoa học nghi ngờ những mã gen này có thể lưu trữ những thông tin quý hiếm về vũ trụ, nhưng hiện tại trình độ của con người vẫn chưa đủ để giải mã những thông tin này.

Những khám phá này đã khiến nhiều người nghĩ đến giả thuyết con người là di dân từ nơi khác đến, vẫn mang trong mình nguồn gốc cổ xưa. “Nơi khác” ấy liệu có thể là các hành tinh khác, các thiên thể khác, hoặc cũng có thể là các không gian khác?

Tôn giáo nói gì về nguồn gốc con người?
Theo Phật giáo, trong đoạn kinh “Khởi thế nhân bổn”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng: nguồn gốc của con người đầu tiên trên Trái Đất là do những người tại cõi Quang Âm Thiên (cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới) chuyển sinh xuống sau khi Trái Đất hình thành. Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc của con người trên Trái Đất này được xuất phát từ một thế giới khác trong vũ trụ.

Theo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và một số tôn giáo khác, Đức Chúa Trời dựa vào hình dáng của bản thân mình mà tạo ra Adam – người đàn ông đầu tiên – từ “bụi của đất” và thổi hơi vào để truyền sự sống cho Adam. Sau đó, Thiên Chúa tạo ra Eva – người phụ nữ đầu tiên từ xương sườn của Adam (có lẽ Eva cũng được Chúa Trời tạo ra theo hình dáng của các nữ thần).

chungtalaai5

Bức “Chúa trời tạo ra Adam” (Ảnh: Wikipedia)

Trong truyền thuyết cổ đại Trung Hoa, thần Nữ Oa là người sáng tạo ra con người dựa trên hình dáng của bản thân mình. Bà lấy “đất” để đắp lên hình người và thổi dương khí vào để tạo ra những người đàn ông và đàn bà đầu tiên trên Trái Đất.

chungtalaai6

Nữ Oa sáng tạo ra con người (ảnh: Internet)

Ta thấy thuyết Đức Chúa Trời và Nữ Oa sáng tạo ra con người là gần tương tự như nhau, còn Phật Giáo thì có vẻ khác. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ hơn một chút, chúng ta thấy các tín ngưỡng và tôn giáo nguyên thủy gồm cả Phật Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa giáo và Đạo giáo đều tin rằng ý thức (theo thuật ngữ khoa học) hay linh hồn (theo tín ngưỡng phổ biến phương Tây và phương Đông), hay nguyên thần (theo một số môn tu luyện phương Đông) của con người độc lập với xác thịt của con người. Khi con người ta chết, ý thức/linh hồn/nguyên thần của họ sẽ có thể chuyển sinh (luân hồi).

Nếu coi việc Chúa Trời hay Nữ Oa hà hơi, thổi khí vào các thân xác thịt con người để họ có thể trở thành con người thực sự là quá trình cấp cho thân xác thịt của một người ý thức/linh hồn/nguyên thần thì quá trình đó cũng tương đương với việc cho phép các ý thức/linh hồn/nguyên thần của các sinh mệnh trong cõi Quang Âm Thiên chuyển sinh xuống thế gian. Ý thức/linh hồn/nguyên thần của một con người chính là phần quan trọng nhất, xác định sự tồn tại của con người đó.

Như vậy, cả 3 thuyết này đều có chung một điểm rằng ý thức/linh hồn/nguyên thần của con người đến từ những sinh mệnh cao cấp hơn; hay ta có thể nói rằng con người có nguồn gốc ban đầu đến từ vũ trụ. Khi đó con người sẽ được nhận “một số đặc tính” quan trọng từ những sinh mệnh cao cấp hơn, và có thể một số trong các “đặc tính” ấy chính là 8% ADN có nguồn gốc từ vũ trụ mà các nhà khoa học đã phát hiện ra.

Hầu hết con người đều là thần chuyển sinh?

chungtalaai7

Dolores Cannon (1931-2014) là người phát minh ra ‘liệu pháp chữa bệnh bằng thôi miên hồi quy về tiền kiếp’. Qua gần 50 năm thực hiện liệu pháp này, bà đã chữa trị cho hàng chục ngàn người bệnh trên khắp nước Mỹ thông qua việc đưa bệnh nhân trở về tiền kiếp để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh tật trong kiếp này.

Dolores Cannon đã viết 17 cuốn sách với nhiều chủ đề khác nhau, thuật lại các câu chuyện mà thân chủ (bệnh nhân) của bà kể lại trong quá trình họ bị thôi miên sâu và quay về tiền kiếp. Trong một lần trả lời phỏng vấn của tạp chí Edge Magazine về nguồn gốc sinh mệnh con người, Dolores cho biết:

chungtalaai8

Bà Dolores Cannon (Ảnh chụp/Youtube)

“Điều cơ sở trong tất cả các công việc của tôi, là việc chúng ta đều là Thần, chúng ta đều đến từ Trời (những cảnh giới cao) và chúng ta không bao giờ có thể tách biệt khỏi Người (Đức Chúa Trời). Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta cô đơn, nhưng chúng ta chưa từng bao giờ cô đơn. Chúng ta là một phần của Chúa Trời và chúng ta chính là một phần của Người. Con người không nhận ra các năng lực mà họ có. Họ có thể làm tất cả, không gì là không thể, không có giới hạn nào hết” [4]

Tiến sĩ Ellis Silver trong cuốn “Con người không đến từ Trái Đất: Sự đánh giá của khoa học về chứng cứ”, cho rằng có thể Trái Đất là một hành tinh đóng vai trò như “nhà tù”, do con người dường như là loài có khuynh hướng bạo lực một cách tự phát, nên phải bị đày đến đây để học cách cư xử đúng đắn hơn. [2]

Trong Chuyển Pháp Luân – cuốn sách của một môn tu luyện Phật gia, là một trong 10 cuốn sách bán chạy nhất ở Trung Quốc những năm 1990 – luận giải cho rằng con người vốn sinh ra từ các tầng khác nhau trong vũ trụ, có cảnh giới tinh thần cao, nhưng vì trở nên không tốt nên mới rơi rớt xuống Trái Đất này. [6]

Giáo sư Ernst Muldashev – Tiến sĩ y học nổi tiếng người Nga, người khai sáng phương thức cấy ghép mô người trong y học – qua phương pháp hình học nhãn khoa đã tình cờ phát hiện rằng loài người của nền văn minh 5.000 năm lần này xuất phát từ Tây Tạng [7]. Nhưng ông cũng được biết rằng, trước chủng người của nhân loại lần này, đã có nhiều chủng người từng xuất hiện trên Trái Đất. Những chủng loại người đầu tiên xuất hiện dưới dạng thể nhẹ nhàng, không có xương thịt, có thể đi qua tường và các vật rắn khác, trông họ giống các thiên thần hơn so với giống con người hiện nay. [8]

Chúng ta vẫn cho cho rằng Thần là những sinh mệnh đến từ không gian vũ trụ, có cảnh giới tinh thần và năng lực cao hơn con người chúng ta. Nếu con người nguyên đến từ các tầng khác nhau trong vũ trụ, thì rõ ràng con người vốn là Thần chuyển sinh xuống Trái Đất. Và có lẽ, trước khi đến Trái Đất này, nhiều người đã từng là những vị Thần vĩ đại với quá khứ huy hoàng?

Vậy con người rồi sẽ đi đâu, về đâu?

chungtalaai9

Từ 29/4 đến 4/5/2019, tại Paris, Pháp đã diễn ra phiên họp thứ 7 của Hội nghị toàn thể nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về Nền tảng Chính sách và Khoa học liên Chính phủ về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES). Tại phiên họp, IPBES đã công bố một báo cáo 1700 trang cho thấy đa dạng sinh học của Trái Đất đang bị hủy diệt với tốc độ khủng khiếp và lời cảnh báo đáng sợ: Trái Đất đang đối diện nguy cơ hủy diệt hoàn toàn sự sống lần thứ 6. [9]

Trước đó, tháng 11/2017, 15.372 nhà khoa học trên toàn thế giới đã lần thứ 2 cảnh báo thế giới rằng Trái Đất đã đến ngưỡng chịu đựng cuối cùng trước sự tàn phá của con người. [10]

Nhưng thực tế cho thấy khoa học, kỹ thuật và nỗ lực của con người hiện tại là không đủ để khắc phục được những hậu quả nặng nề về môi trường do chính chúng ta tạo ra.

chungtalaai10

Cảnh tượng mà người dân tại Úc có lẽ chỉ được nhìn thấy trong những bộ phim “bom tấn”. (Ảnh: Reddit)

chungtalaai11

Bầu trời chuyển đỏ do cháy rừng ở một thị trấn ven biểu tại Úc. (Ảnh: Reddit)

Có vẻ như, hậu quả mà con người gây ra đối với Trái Đất đã là không thể vãn hồi, nhân loại dường như đã đi đến bước tối hậu của nền văn minh? Và, có lẽ cần phải có phép lạ mới có thể cứu vãn được Trái Đất? Vậy phép lạ ấy đến từ đâu?

Trong tác phẩm “Ba làn sóng tình nguyện và Trái Đất mới” (2011), Dolores Cannon đã tiết lộ rằng qua thông tin từ việc thôi miên hàng chục nghìn người, bà phát hiện rằng kể từ khi Nhật Bản hứng chịu hai vụ nổ bom nguyên tử vào năm 1945, có 3 nhóm riêng biệt đại diện cho các linh hồn từ khắp nơi trên vũ trụ đã tình nguyện đến Trái Đất, dưới hình hài của con người để biến đổi tần số của Trái Đất, giúp ngăn ngừa một thảm họa toàn cầu. [5]

chungtalaai12

Dolores Cannon và cuốn sách “Ba làn sóng tình nguyện và Trái Đất mới” (ảnh: Internet)

Trả lời phỏng vấn tạp chí Edge Magazine, Dolores Cannon cho biết: “Các “tình nguyện viên” đang ở đây để cứu Trái Đất, bởi vì những con người của Trái Đất đang bị xoay vòng trong luân hồi nghiệp báo không thể làm điều đó.” [4]

Nói về Trái Đất mới, Dolores Cannon cho biết: “Tôi chỉ có thể nói rằng đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử vũ trụ, rằng Trái Đất này sẽ thay đổi rung động và các tần số, chuyển sang một chiều hướng khác. Đây là một chương trình vĩ đại nhất mà Trái Đất đang trải qua.”

Những văn tự nổi tiếng như Tiên tri của người Maya, cuốn sách Các Thế Kỷ của Nostradamus, tiên tri của người Hopi, Cách Am Di Lục của Triều Tiên, Thánh Kinh Khải Huyền của phương Tây, Thôi Bối Đồ, Thiền Sư Thi, Mã Tiền Khóa, Mai Hoa Thi của Trung Quốc… đều đề cập đến một lời tiên tri kinh ngạc nhất và cũng là lời tiên tri cuối cùng: đó là khi lịch sử nhân loại đi đến trang cuối cùng như đã dự liệu, khi nhân loại đối mặt với thời khắc sống còn, Địa cầu, nhân loại cho đến vũ trụ đều sẽ trải qua những biến đổi to lớn chưa từng có từ trước tới nay. Đây sẽ là sự lựa chọn giữa sinh tử mà mỗi người phải đối mặt và đây cũng là hy vọng cuối cùng của nhân loại.

Trong Thánh Kinh Khải Huyền có nhắc tới hình tượng “con rồng đỏ” tà ác, giảng rằng nhân loại vào ngày tận thế sẽ xảy ra cuộc chiến cuối cùng giữa chính và tà, nhân loại sẽ trải qua bảy tai họa, những người tôn sùng “con thú”, những người chịu ấn của “con thú”, những người giúp kẻ xấu làm điều ác đều sẽ phải trải qua tai họa cực lớn. [11]

chungtalaai13

Con rồng đỏ là một hình tượng rất thường dùng trong biếm họa chính trị. Liệu có là trùng hợp ngẫu nhiên? (Tranh: Chris Patten)

Thánh Kinh Khải Huyền còn kể rằng sau khi bảy đại họa diễn ra, vị vương của vạn vương sẽ tiến hành Đại Thẩm Phán và làm mới lại hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, nhân loại sẽ bước sang một vũ trụ hoàn toàn mới.

chungtalaai14

Bức “The Last Judgment” mô tả cảnh Cứu Thế Chủ xuất hiện trong sự kiện cuối cùng là Đại Thẩm Phán, cuối thế kỷ 16 của họa sĩ Jean Cousin the Younger
Kinh Phật giảng rằng vào ngày mạt pháp mạt kiếp hôm nay, vị Phật Di Lặc “Vương của vạn Vương” tức là Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân, sau khi trải qua đại kiếp nạn vào thời mạt pháp, nhân gian sẽ đón nhận một nhân loại mới, đất trời mới vô cùng tốt đẹp.

chungtalaai15

Kinh Phật truyền rằng, khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, sau khi trải qua kiếp nạn của thời mạt pháp, nhân loại và thế giới sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp (ảnh: shenyun.org)

Lời kết
Mặc dù có thể gây ra những bất đồng hoặc tranh luận, nhưng những phát hiện bên trên đã phần nào giải đáp cho chúng ta rằng con người vốn là những sinh mệnh được sinh ra trong vũ trụ ở cảnh giới cao. Và vì những lý do khác nhau: để sửa chữa lỗi lầm của bản thân trong quá khứ, để học hỏi hay để giúp đỡ người khác… mà chúng ta xuất hiện trên Trái Đất này.

Cho dù vì lý do nào đi nữa thì trong sâu thẳm mỗi người, chúng ta đều khao khát được quay về nguồn cội, quay về nơi chúng ta đã được sinh ra ban đầu trong vũ trụ kia. Nhưng trong nhân thế hỗn độn và quay cuồng, trong cái hiện thực được gọi là “khách quan” này, bản tính nguyên sơ vốn lấp lánh của con người rất dễ bị che mờ đi mất. Chọn cho mình con đường đúng đắn để trở về hay bị hủy diệt theo “rồng đỏ”, đó là lựa chọn tối hậu mỗi sinh mệnh cần đưa ra.

chungtalaai16

Thiện Tâm tổng hợp

Định lý Gödel

Định lý Gödel

(Nguồn: https://trithucvn.org/)

Định lý Gödel và những bài toán vượt quá tầm với của khoa học

Năm 1931, Kurt Gödel công bố Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness), trong đó chỉ ra rằng:

● Trong toán học luôn luôn tồn tại những sự thật không thể quyết định được (không thể chứng minh và cũng không thể bác bỏ).

● Toán học không thể tự chứng minh mình là một hệ thống nhất quán (phi mâu thuẫn).

Tóm lại, toán học là bất toàn.

Nếu hệ logic mạnh nhất như toán học mà bất toàn thì suy ra mọi hệ logic khác đều bất toàn –  mọi hệ thống nhận thức duy lý nói chung đều bất toàn. Ngay từ thế kỷ 17, nhà toán học và triết học lỗi lạc Blaise Pascal đã nhìn thấy điều đó. Ông nói:

“Bước cuối cùng của lý lẽ là nhận ra rằng có vô số thứ ở phía bên kia tầm với của lý lẽ” (La dernière démarche de la raison est de reconnaître qu’il y a une infinité de choses qui la surpassent).

Khoa học càng tiến lên càng cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy Pascal và Gödel hoàn toàn đúng. Sau đây là vài thí dụ:

● Năm 1878, George Cantor nêu lên Giả thuyết Continuum (CH – Continuum Hypothesis): Không tồn tại một tập hợp nào có lực lượng lớn hơn lực lượng của tập số tự nhiên và nhỏ hơn lực lượng của tập số thực.

Năm 1900, trong Hội nghị toán học quốc tế tại Paris, David Hilbert đã liệt kê một loạt bài toán thách thức thế kỷ 20, trong đó Giả thuyết Continuum được xếp ở vị trí số 1. Năm 1940, Kurt Gödel đã chứng minh CH không thể bác bỏ được. Năm 1963, Cohen (một học trò của Gödel) chứng minh CH không thể chứng minh được.

● Trong khoa học máy tính, Greg Chaitin, một nhà toán học thuộc Viện Watson của tổ hợp IBM, khám phá ra số Omega – một số thực nhưng không thể tính được (uncomputable)[2]. Cộng sự của Chatin tiếp tục chỉ ra những số siêu Omega,… Dựa trên những công trình về số Omega và siêu Omega, nhà toán học John Casti thuộc Viện Santa Fe ở tiểu bang New Mexico của Mỹ kết luận: “Công trình của Chaitin chỉ ra rằng phạm vi những bài toán có thể giải được chỉ giống như một hòn đảo nhỏ trên một đại dương bao la của các mệnh đề không thể quyết định được”[3].

● Số Omega của Chaitin là sự phát triển của Sự cố Dừng (The Halting Problem) do Alan Turing khám phá ra từ năm 1936, trong đó nói rằng không thể đoán trước một chương trình máy tính sẽ chạy mãi mãi hay bỗng nhiên bị dừng.

● Bài toán số 10 của Hilbert: Tìm một thuật toán tổng quát để xác định xem một phương trình Diophantine f(x1, x2,….xn) = 0 có nghiệm nguyên hay không. Bài toán này đã được chứng minh là tương đương với Sự cố Dừng, và do đó, câu trả lời là không thể tìm được một thuật toán nào như thế.

● Trong vật lý lượng tử, tương tác ma quái (Spooky Interaction) là một hiện tượng “ma quái” không thể giải thích được, mặc dù hiện nay nó đã và đang được nghiên cứu ứng dụng để truyền thông tin tức thời. Để hiểu rõ điều này, xin đọc bài báo “Bước đột phá trong vật lý lượng tử: chuyển thông tin tức thời”[4] của Phạm Việt Hưng trên VnExpress ngày 01/07/2002.

>> Dịch chuyển tức thời: Vật chất có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng?

● Lý thuyết nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa đang bị bế tắc trước câu hỏi: “Nguồn mã DNA là gì?”. Theo Lý thuyết Thông tin, thông tin không phải là vật chất, nó độc lập với vật chất, không bắt nguồn từ vật chất, và luôn luôn bắt nguồn từ một trí tuệ thông minh. Mã DNA là thông tin của sự sống, vậy mã DNA phải bắt nguồn từ một trí tuệ thông minh. Thuyết tiến hóa không chấp nhận sự tồn tại của một Nguồn trí tuệ thông minh trong Vũ trụ, do đó họ bị bế tắc trước câu hỏi về nguồn mã DNA. Độc giả có thể tìm hiểu kỹ vấn đề này trong cuốn “Định lý Gödel – Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại”, của Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức 2019, Chương 5: Lý thuyết nguồn gốc sự sống dưới ánh sáng của Định lý Gödel, trang 231.

● Các nhà vũ trụ học cũng bế tắc trước câu hỏi về nguồn gốc của “nguyên tử nguyên thủy” và “vụ nổ lớn” trong Lý thuyết Big Bang. Để tránh phải thừa nhận Chúa sáng tạo ra “nguyên tử nguyên thủy” và kích thích vụ nổ lớn, các nhà vật lý theo chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) đã bịa ra Thuyết đa vũ trụ (Multiverse), trong đó họ tưởng tượng có nhiều vũ trụ vật lý khác nhau, và khi hai vũ trụ va chạm vào nhau sẽ gây ra vụ nổ lớn. Mặc dù được hỗ trợ bằng các phương trình toán học, nhưng Thuyết đa vũ trụ mang tính chất hoang tưởng rõ rệt. Nó bị chính các nhà khoa học hàng đầu của chủ nghĩa tự nhiên bác bỏ, vì không thể kiểm chứng được. Điều này cũng đã được trình bày trong cuốn sách nói trên, Chương 3: Tác động của Định lý Gödel đối với vật lý học, mục “Câu hỏi lớn của Lý thuyết Big Bang”, trang 152.

● Tuy nhiên, bài toán khó nhất đối với khoa học là câu hỏi về bản chất và nguồn gốc của ý thức.

Bản chất và nguồn gốc của ý thức

Khoa học vĩnh viễn sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi ý thức là gì và ý thức từ đâu đến. Tại sao? Vì hai lý do:

Thứ nhất , câu hỏi ấy rơi vào nghịch lý tự quy chiếu[5]

Thật vậy, tham vọng dùng khoa học để giải thích bản chất của ý thức thực chất là dùng ý thức để giải thích ý thức, tức là rơi vào nghịch lý tự quy chiếu (self-referential paradox). Đó là một nội dung cơ bản của Định lý Gödel.

Từ lâu Max Planck, cha đẻ của Thuyết lượng tử, cũng khẳng định không thể giải thích được ý thức. Ông không hề nhắc đến Định lý Gödel, nhưng ý kiến của ông mang đậm mầu sắc của định lý này. Ông nói:

“Tôi coi ý thức là nền tảng căn bản… Chúng ta không thể biết được những gì đằng sau ý thức. Mọi thứ chúng ta bàn đến, mọi thứ mà ta coi là đang tồn tại, đều do ý thức mặc nhận”.

Erwin Schrödinger, cha đẻ của phương trình sóng trong cơ học lượng tử, cũng nói điều tương tự:

“Ý thức không thể giải thích được bằng những thuật ngữ mang tính vật chất. Vì ý thức là khái niệm gốc rễ, không thể giải thích được bằng những thuật ngữ của bất cứ cái gì khác”.

Thứ hai, ý thức là một hiện thực phi vật lý

Ngay từ thế kỷ 17, nhà toán học và triết học lừng danh René Descartes từng nhấn mạnh rằng ý thức không tuân thủ bất cứ một định luật vật lý nào cả, và do đó nó phải là một cái gì đó do Chúa truyền cho chúng ta.

Các nhà khoa học theo chủ nghĩa tự nhiên không tán thành với Descartes, nhưng sau 400 năm, không ai có thể chứng minh ý thức là vật chất, mặc dù người ta thấy rõ ràng rằng ý thức có quan hệ gắn bó với vật chất, thậm chí ý thức có thể tác động tới vật chất. Mọi nỗ lực chứng minh ý thức là một dạng vật chất  nào đó [của không gian hiện hữu này] đều thất bại. Tạp chí Scientific American ngày 18/08/2016 đã công khai thừa nhận khoa học không thể phá vỡ bí mật của ý thức.

>> Vật chất và ý thức là một thể thống nhất

Vậy làm thế nào để thỏa mãn khát vọng hiểu biết của con người về những hiện tượng liên quan với ý thức?

Chúng ta chỉ có một lựa chọn: Từ bỏ con đường quy giản ý thức về vật chất, thừa nhận sự hiện hữu độc lập của ý thức như một tiên đề. Từ đó xây dựng một khoa học mới về ý thức theo phương pháp tiên đề:

Xây dựng một hệ tiên đề về ý thức

Từ hệ tiên đề ấy, xây dựng các định lý về ý thức.

Kết hợp những trải nghiệm của Tesla và những kết luận của “Tuyên ngôn vì một nền khoa học hậu duy vật” (Manifesto for a Post-Materialist Science), do một nhóm các nhà khoa học hàng đầu thế giới công bố năm 2014, xin nêu lên một hệ tiên đề cho một khoa học mới về ý thức như sau:

Tiên đề 1: Thế giới vật chất không phải là thành phần chủ yếu hoặc duy nhất của thế giới hiện thực. Bên cạnh thành phần vật chất, tồn tại những thành phần phi vật chất như thông tin, ý thức. Những thành phần này tồn tại độc lập với nhau và có quan hệ với nhau.

Tiên đề 2: Tồn tại một trung tâm ý thức trong vũ trụ (cái mà Tesla gọi là trung tâm cốt lõi của vũ trụ).

Tiên đề 3: Bộ não không phải là cỗ máy sản xuất ra ý thức, mà là cỗ máy tiếp nhận và xử lý thông tin phát đi từ trung tâm ý thức trong vũ trụ.

Tiên đề 4: Sự sống không chỉ là một cỗ máy hóa học, mà còn là một cỗ máy thông tin và một cỗ máy có ý thức.

Hệ tiên đề nói trên có được chấp nhận hay không, điều này tùy thuộc vào những thử thách mà nó phải chịu đựng. Nếu hệ tiên đề đó giúp chúng ta giải thích được các hiện tượng liên quan đến ý thức thì nó sẽ đứng vững. Nếu không nó sẽ bị thay thế bởi những tiên đề khác.

Có thể còn quá sớm để khẳng định hệ tiên đề nói trên được mọi người chấp nhận. Nhưng ngoài phương pháp tiên đề, không có một hướng nghiên cứu nào khác khả dĩ, bởi ý thức không thể giải thích được bằng các phương pháp của khoa học truyền thống, tức khoa học vật chất.

Nguồn: https://trithucvn.org/khoa-hoc/bi-mat-cua-y-thuc-thach-do-lon-nhat-trong-khoa-hoc.html?fbclid=IwAR21Zk4mGu7fAlLmK74h0SiD9s4W3bEcQpdLDzhfa9MtG-oH5WFGclrM32Q