Ứng dụng phần mềm R định giá quyền chọn cho các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam

Ứng dụng phần mềm R định giá quyền chọn cho các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam

Lê Văn Tuấn

Đại học Thương mại

Tóm tắt. Bài viết trình bày việc ứng dụng phần mềm R trong định giá quyền chọn cho cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Các phương pháp định giá quyền chọn gồm có: dùng mô hình Black-Scholes, mô hình Cox-Ross-Rubinstein (còn gọi là mô hình cây nhị phân) và mô phỏng Monte Carlo. Các loại quyền chọn được định giá là: quyền chọn kiểu Âu, kiểu Mỹ và kiểu Á.

1. Mở đầu

Định giá quyền chọn là một mảng kinh điển trong tài chính định lượng trên thế giới. Ba phương pháp cơ bản để định giá quyền chọn là: dùng mô hình Black-Scholes (1973), dùng mô hình Cox-Ross-Rubinstein (còn gọi là mô hình cây nhị phân – 1979) và mô phỏng Monte Carlo (1977,1996,2001). Mô hình Black-Scholes chỉ áp dụng cho quyền chọn kiểu Âu, hai phương pháp còn lại áp dụng cho nhiều loại quyền chọn. Cơ sở lý thuyết của các phương pháp này có thể xem trong (Capinski, 2003).

Các hướng phát triển của định giá quyền chọn được trình bày chi tiết trong (Gong, 2011), cụ thể là:

  • Sử dụng mô hình Heston với giả thiết tài sản gốc tuân theo mô hình Black-Scholes nhưng độ biến động là ngẫu nhiên.
  • Ứng dụng mô hình GARCH để mô hình hóa độ biến động
  • Sử dụng tính chất động lượng của phân phối log-chuẩn cắt cụt
  • Sử dụng quá trình ngẫu nhiên diffusion với bước nhảy

Ở hướng thực hành trên phần mềm R, (Daróczi, 2013) trình bày các phương pháp Black-Scholes và Cox-Ross-Rubinstein để định giá quyền chọn; phương pháp mô phỏng Monte Carlo có thể xem trong (Iacus, 2011) .

Tại Việt Nam, khái niệm quyền chọn được giảng dạy cho sinh viên ngành tài chính tại hầu hết các trường đại học khối ngành kinh tế. Lý thuyết về định giá quyền chọn cũng được giảng dạy cho sinh viên học về tài chính định lượng tại nhiều trường. Nhiều giáo trình trình bày về định giá các loại quyền chọn theo các phương pháp khác nhau, chẳng hạn (Dũng, 2014).

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng dụng quyền chọn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong (Thủy, 2011), các tác giả đưa ra tình hình chung của TTCK Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi trong việc triển khai giao dịch quyền chọn trên TTCK Việt Nam.

Hướng sử dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn có thể xem trong một số tài liệu. Trong đó, (Thái, 2013) ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn cho chỉ số VN30, các tác giả cũng thực hiện một số kiểm định để kiểm tra các giả thiết của mô hình Black-Scholes. Trong (Đào, 2019), các tác giả đã sử dụng mô hình GARCH để mô hình hóa độ biến động. Trong (Tuyen, 2013), các tác giả đã sử dụng một mở rộng của mô hình Black-Scholes, đó là giả thiết tài sản gốc tuân theo chuỗi Markov, để áp dụng định giá quyền chọn cho chỉ số VN-Index; các tác giả cũng đã chứng tỏ rằng mô hình Markov là phù hợp với dữ liệu của TTCK Việt Nam.

Hướng sử dụng mô hình Cox-Ross-Rubinstein (mô hình cây nhị phân) có thể xem trong (Trung, 2011), tuy nhiên, trong bài viết này các tác giả chỉ trình bày cơ sở lý thuyết của mô hình.

Chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu về định giá quyền chọn của Việt Nam sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo.

Download bài viết đầy đủ:

2 bình luận

  1. […] Ứng dụng phần mềm R định giá quyền chọn cho các cổ phiếu trên TTCK Việt&nbsp… […]

  2. Em cảm ơn thầy đã chia sẻ ạ.

Bình luận về bài viết này