Thách thức mới của ngành giáo dục: trí tuệ nhân tạo hỗ trợ viết luận văn

Thách thức mới của ngành giáo dục: trí tuệ nhân tạo hỗ trợ viết luận văn

(Nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/)

TTO – Ngành giáo dục đang sắp phải đối mặt với một thách thức mới đang dần lan rộng: AI hỗ trợ viết luận văn.

Thách thức mới của ngành giáo dục: trí tuệ nhân tạo hỗ trợ viết luận văn - Ảnh 1.

Trình tạo văn bản trực tuyến được ra mắt lần đầu vào năm 2005. Giờ đây, văn bản do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra có thể được tìm thấy trong tiểu thuyết, tin tức giả mạo lẫn các tin tức thật, chiến dịch tiếp thị và hàng chục sản phẩm sáng tạo nội dung khác.

Việc sử dụng công nghệ AI không phải là “đạo văn” theo nghĩa truyền thống, vì không có sự sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào trước đây. Thay vào đó, người dùng gợi ý một số văn bản từ một hoặc nhiều nguồn vào chương trình AI. Sau đó, AI tạo nội dung dựa trên các nguồn đó. Người dùng cũng có thể cá nhân hóa theo ý thích. Nhờ vậy, một sinh viên có thể sử dụng AI để rút ngắn thời gian hoàn thành bài luận của mình đi rất nhiều lần so với tự mình viết.

Giả sử một sinh viên muốn viết một bài luận về chính sách Hoa Kỳ – Trung Quốc bằng AI, và sử dụng những dòng sau đây từ một báo cáo của Lầu Năm Góc làm tiền đề: Trung Quốc ngày càng rõ ràng trong các tham vọng và ý định của mình. Bắc Kinh tìm cách định hình lại trật tự quốc tế để phù hợp hơn với hệ thống độc đảng và lợi ích quốc gia của họ, như một thành phần quan trọng trong chiến lược của họ nhằm đạt được sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc.

AI đã kiến tạo nên đoạn văn sau dựa trên những gì đã trình bày ở trên:

Hoa Kỳ và các đồng minh của họ phải đối mặt với một quân đội hiện đại hóa nhanh chóng, với khả năng của họ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trên không và trên biển. Trung Quốc cũng đã đạt được những bước tiến lớn trong việc phát triển các năng lực không gian mạng và tập trung vào khả năng làm suy giảm hoặc phá vỡ công nghệ quân sự quan trọng của Mỹ, cũng như nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Ngoài việc trở thành một thách thức đối với quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, các hoạt động của Trung Quốc trong không gian mạng có khả năng làm suy thoái các thể chế chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ và cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu đang gặp rủi ro.

Nếu một học sinh trung học sử dụng đoạn văn trên, giáo viên chắc chắn sẽ nghi ngờ. Nhưng nếu điều này diễn ra ở cấp đại học hoặc sau đại học, thì sẽ khó bị phát hiện hơn nhiều.

Nhưng vẫn có một số công cụ hỗ trợ học tập được chấp nhận. Khi viết bài, học sinh, sinh viên hoàn toàn có thể sử dụng tiêu chuẩn của Microsoft Word để kiểm tra lỗi ngữ pháp lẫn lỗi trình bày nếu có. Các ứng dụng như Grammarly giúp viết câu hay hơn và sửa lỗi. Google Tài liệu hoàn thành các câu trong bản nháp và email.

Vì vậy, ranh giới giữa việc sử dụng công cụ hỗ trợ và gian lận vẫn còn mờ nhạt.

THÁI Ý

Có cách đánh giá học sinh tốt hơn chấm điểm nhưng không được áp dụng

Có cách đánh giá học sinh tốt hơn chấm điểm nhưng không được áp dụng

(Nguồn: https://zingnews.vn/)

Các nhà khoa học cho biết việc quét não có thể đánh giá, dự đoán kết quả học tập của học sinh chính xác hơn việc thi cử, chấm điểm.

Theo nghiên cứu gần đây trên tạp chí Science Advances, các bài kiểm tra và điểm số thông thường mà trường học sử dụng có thể đánh giá việc học kém chính xác hơn so với quét não.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ 7 tổ chức dưới sự chỉ đạo của các nhà khoa học thần kinh tại Đại học Georgetown. Nó có thể không chỉ thay đổi cách các nhà giáo dục thiết kế chương trình giảng dạy mà còn tiết lộ mối liên hệ tiềm ẩn trong trí óc con người.

“Từ lâu, các nhà tâm lý học và triết học đã tranh luận liệu tư duy không gian, giống như hình ảnh tinh thần của các đối tượng, có thực sự ẩn bên dưới suy nghĩ bằng lời hay không”, Adam Green, tác giả lâu năm của cuộc nghiên cứu, phó giáo sư khoa Tâm lý thuộc Đại học Khoa học và Nghệ thuật Georgetown, giải thích.

Ông cho biết: “Nếu điều này là đúng, việc dạy học sinh cải thiện kỹ năng tư duy không gian sẽ thúc đẩy khả năng suy luận bằng lời nói của họ”.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát khóa học khoa học về không gian được giảng dạy tại các trường trung học công lập ở Virginia. Những khóa học này tập trung vào kỹ năng tư duy về không gian như tạo bản đồ và xem xét cách thiết kế lại thành phố để sử dụng ít năng lượng hơn.

Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy não bộ học sinh thay đổi khi họ tham gia khóa học. Những thay đổi này được so sánh với các phương pháp đo lường thông thường về học tập như điểm kiểm tra.

Thay đổi ở não là yếu tố dự đoán chính xác hơn về việc học. Trong đó, có một hình thức học gọi là “chuyển giao xa”, xảy ra khi có sự chuyển giao kiến thức và kỹ năng của người học từ bối cảnh được dạy sang bối cảnh khác. Phương pháp này giúp học sinh hoàn thành các bài tập khi thậm chí họ không được dạy cách làm.

Đối với các nhà giáo dục, chuyển giao xa là hình thức khó thực hiện vì nó rất khó đo lường bằng các kỳ thi truyền thống.

Mô hình tư duy rất quan trọng đối với những khóa học có tính thực tiễn cao. Ảnh: Imperial

mo hinh tu duy anh 1
mo hinh tu duy anh 1
Mô hình tư duy rất quan trọng đối với những khóa học có tính thực tiễn cao. Ảnh: Imperial

Tạo mô hình trong trí não

Phát hiện của nhóm ủng hộ cho Lý thuyết Mô hình Tư duy (Mental Model Theory – MMT). Thuyết này đặt ra khi con người nắm bắt ngôn ngữ nói hoặc viết, trí óc sẽ “không gian hóa” thông tin này. Lý thuyết dựa trên cơ sở hệ thống trong não được phát triển ban đầu để giúp tổ tiên linh trưởng nhanh chóng xem xét những cảnh quan phức tạp.

Khi các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng suy luận bằng lời nói, từ trong câu thay vì các đối tượng trên bản đồ, họ nhận thấy những cải thiện rõ rệt ở học sinh đã tham gia khóa học trên. Hơn nữa, học sinh có tư duy không gian càng tốt, khả năng suy luận bằng lời nói càng được cải thiện.

“Những phát hiện này chứng minh MMT có thể là cơ sở quan trọng cho sự chuyển giao xa trong nền giáo dục tập trung vào thực tiễn. Nghiên cứu không chỉ cung cấp hiểu biết về cách giáo dục thay đổi bộ não mà còn tiết lộ hiểu biết quan trọng về bản chất của trí óc”, TS tâm lý học Robert Cortes, tác giả chính, cho biết.

Ông nói thêm lập luận bằng lời nói là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà quá trình tiến hóa của loài người tạo ra. Vị chuyên gia cho rằng việc kết hợp giữa khoa học thần kinh và giáo dục để hiểu rõ hơn về cách bộ não con người học cách suy luận rất thú vị. Ông hy vọng có thể tận dụng phát hiện này để cải thiện khả năng suy luận của con người rộng rãi hơn.

Nhóm nghiên cứu phát hiện thay đổi trong trung tâm xử lý không gian trong não của học sinh, đặc biệt vỏ não sau. Nó có thể dự đoán chính xác nhất cải thiện trong lập luận bằng lời nói. Điều này cung cấp thêm bằng chứng về MMT trong não.

Sáng tạo chương trình giảng dạy dựa trên quét não

Các cuộc tranh luận về mô hình tư duy đã xảy ra từ lâu, nhưng một trong những cuộc tranh luận gay gắt nhất trong bối cảnh giáo dục hiện đại là liệu khoa học thần kinh có thể cải thiện việc dạy và học trong trường học không.

Việc tích hợp khoa học thần kinh với giáo dục tuy hiệu quả nhưng chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Ảnh: Blog.radiology.virginia

mo hinh tu duy anh 2
mo hinh tu duy anh 2
Việc tích hợp khoa học thần kinh với giáo dục tuy hiệu quả nhưng chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Ảnh: Blog.radiology.virginia

Mặc dù đầy hứa hẹn về mặt lý thuyết, nỗ lực tích hợp khoa học thần kinh với giáo dục đối mặt nhiều thách thức trong thực tế. Một trong những rào cản lớn là công cụ khoa học thần kinh, như quét MRI, đắt tiền và tốn thời gian. Vì vậy, chúng khó có thể áp dụng ở quy mô lớn trong chính sách giáo dục thực tiễn.

“Chúng tôi không thể quét não của mọi đứa trẻ và sẽ thực sự là một ý tưởng tệ hại nếu làm điều đó ngay cả khi có thể”, Adam Green, giảng viên của Chương trình liên ngành về Khoa học thần kinh, cho biết.

Các nhà phê bình từ lâu đã bày tỏ lo ngại liệu những gì khoa học thần kinh cung cấp thực sự có thể cho nhà giáo dục biết điều gì đó mà họ không thể tìm ra bằng cách sử dụng giấy, bút truyền thống hoặc các bài kiểm tra trên máy tính không.

Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu chỉ ra cách mới để tích hợp khoa học thần kinh với giáo dục giúp vượt qua thách thức này. Thay vì tập trung vào bộ não của từng học sinh, nghiên cứu tập trung vào chương trình học.

Kết quả cho thấy hình ảnh não bộ có thể phát hiện thay đổi đi kèm với việc học chương trình cụ thể trong các lớp học thế giới thực. Ngoài ra, những thay đổi não này có thể được sử dụng để so sánh các chương trình giảng dạy khác nhau.

Ông Green nói: “Việc phát triển chương trình giảng dạy có thể diễn ra ở quy mô nhỏ mà khoa học thần kinh có thể đáp ứng một cách thực tế. Vì vậy, nếu có thể tận dụng công cụ hình ảnh thần kinh để xác định phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả chuyển giao tốt nhất, chương trình học có thể được giáo viên và hệ thống trường học áp dụng rộng rãi. Chương trình học có thể tăng cường, nhưng hình ảnh thần kinh không nhất thiết phải tăng thêm”.

Học sinh trong chương trình học về không gian có sự thay đổi não bộ mạnh mẽ hơn học sinh học trong chương trình khoa học tiên tiến khác. Thay đổi này dường như cho thấy não có thể áp dụng chương trình học không gian rất linh hoạt. Đây là điều mà bài kiểm tra truyền thống về kỹ năng cụ thể có lẽ không nắm bắt được đầy đủ.

Đặc biệt, nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy quan điểm bên trong mà khoa học thần kinh cung cấp có thể cho các nhà giáo dục hiểu biết sâu sắc về phương pháp học chuyển giao xa.

Theo TS Cortes, nghiên cứu này là ví dụ tuyệt vời về sứ mệnh của khoa học thần kinh trong việc kết nối thần kinh với các lĩnh vực lân cận thông qua khoa học.

“Chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng dữ liệu này để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách tăng cường khả năng tiếp cận với loại hình giáo dục không gian”, TS Cortes nói.

Học tập dựa trên hiện tượng (Phenomenon Based Learning)

Học tập dựa trên hiện tượng (Phenomenon Based Learning)

(Nguồn: http://amatech.funix.edu.vn/)

Lời dẫn: Tại hội thảo về Computational Thinking Education do FUNiX tổ chức hôm 15/11, các bạn Đài Loan có nhắc đến phenomenon based learning là phương pháp giáo dục có tính cách mạng xuất phát từ Phần Lan và ngày càng phổ biến. Có lẽ đây là một bước tiến của các phương pháp như problem based, project based, v.v. Các trường quốc tế ở Việt Nam cũng đang sử dụng phương pháp này để dạy các nội dung (không gọi là môn học) như Global Perspectives. Xét thấy chưa có tài liệu tiếng Việt nào mô tả đủ kỹ, nên tôi dịch bài này để giới thiệu cho những ai quan tâm.

Trong giảng dạy dựa trên hiện tượng, việc cùng tìm hiểu hiện tượng bắt đầu từ việc đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề.

Trong phương pháp học và dạy dựa trên hiện tượng (PhenoBL – Phenomenon Based Learning), điểm khởi đầu cho việc học là các hiện tượng thực tế và toàn diện (không bị cắt xén, đơn giản hóa). Các hiện tượng này được tìm hiểu như những thực thể hoàn chỉnh, trong bối cảnh thực của chúng, và những thông tin và kỹ năng liên quan đến chúng sẽ được học bằng cách liên kết nhiều môn học khác nhau. Hiện tượng là các chủ đề tổng thể như con người, Liên minh châu Âu, phương tiện truyền thông và công nghệ, nước hay năng lượng. Cách khởi đầu này khác với cách làm của trường học truyền thống, chia thành các môn học, trong đó những thứ được tìm hiểu thường được chia thành các phần tương đối nhỏ và tách rời (xóa bỏ bối cảnh).

Cấu trúc chương trình giảng dạy theo kiểu dựa trên hiện tượng cũng tạo ra cơ hội tốt hơn để tích hợp các môn học và chuyên đề khác nhau, cũng như sử dụng có hệ thống các phương pháp sư phạm hữu ích, như học bằng hỏi (inquiry-based), học tập dựa trên vấn đề (problem-based), học tập dự án (project) và sổ theo dõi học tập (portfolio). Cách tiếp cận dựa trên hiện tượng cũng là chìa khóa trong việc sử dụng linh hoạt các môi trường học tập khác nhau (ví dụ: trong việc đa dạng hóa và làm phong phú thêm việc học trong khi sử dụng môi trường eLearning).

Học và hiểu sâu (deep learning) là mục tiêu của phương pháp học tập dựa trên hiện tượng

Học tập dựa trên hiện tượng bắt đầu từ việc cùng quan sát các hiện tượng của thế giới thực một cách toàn diện và chân thực trong cộng đồng học tập. Việc quan sát không giới hạn ở một quan điểm duy nhất; thay vào đó, các hiện tượng được nghiên cứu một cách toàn diện từ các quan điểm khác nhau, vượt qua ranh giới giữa các môn học một cách tự nhiên và tích hợp các môn và chuyên đề khác nhau.

Trong giảng dạy dựa trên hiện tượng, việc cùng tìm hiểu hiện tượng bắt đầu từ việc đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề (ví dụ: Tại sao một chiếc máy bay lại bay được và không rơi?). Khi phát huy tốt nhất, học tập dựa trên hiện tượng là học tập dựa trên vấn đề (problem based), khi người học cùng nhau xây dựng câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề đặt ra liên quan đến một hiện tượng mà họ quan tâm. Các vấn đề và câu hỏi được đặt ra cùng nhau bởi chính những người học – là những điều mà họ thực sự quan tâm.

Cách tiếp cận dựa trên hiện tượng là học tập kiểu thả neo (anchored learning), khi các thắc mắc được hỏi và vấn đề cần học được gắn (neo) một cách tự nhiên vào các hiện tượng trong thế giới thực, và thông tin và kỹ năng cần học có thể được áp dụng trực tiếp xuyên ranh giới giữa các môn học và bên ngoài lớp học, trong các tình huống khi thông tin và kỹ năng được sử dụng (chuyển giao tự nhiên).

Trong quá trình học tập, thông tin mới luôn được dùng cho hiện tượng hoặc giải quyết vấn đề, điều đó có nghĩa là các lý thuyết và thông tin có giá trị sử dụng ngay lập tức như một bằng chứng trong tình huống học tập. Để tiếp thu thông tin mới và học sâu, điều rất quan trọng là người học áp dụng thông tin trong tình huống học tập. Thông tin chỉ học được ở cấp độ đọc hoặc lý thuyết (ví dụ ghi nhớ công thức vật lý và quy tắc tính toán mà không có bối cảnh thực tế hoặc các vấn đề liên quan) thường vẫn là hời hợt và rời rạc cho người học, thiếu mất sự hiểu biết toàn diện về thông tin (và hiện tượng thế giới thực đằng sau nó) hoặc nội hóa (internalise) được ý nghĩa của nó.

Cách tiếp cận dựa trên hiện tượng có thể làm tăng đáng kể tính xác thực (authenticity) của việc học. Lúc này, tính xác thực đạt đến đỉnh điểm vì quá trình nhận thức (quá trình suy nghĩ) của người học là thực tế – quá trình nhận thức của người học trong tình huống học tập trùng với quá trình nhận thức cần có trong tình huống thực tế, khi có nhu cầu sử dụng thông tin / kỹ năng. Tính xác thực là một yêu cầu quan trọng cho việc chuyển giao và ứng dụng thông tin vào thực tế. Thông thường, người ta nói rằng “bạn không thể học lái xe chỉ bằng cách sử dụng bút và giấy”, hoặc “các bài kiểm tra điền vào chỗ trống chỉ dạy ta cách trả lời các bài kiểm tra điền vào chỗ trống – không có bài kiểm tra nào trong cuộc sống hay công việc thực, chỉ có những tình huống giao tiếp thực sự mà ta phải áp dụng thông tin và truyền tải thông điệp một cách toàn diện và dễ hiểu cho người khác”. Trong học tập xác thực (authentic learning), mục đích là đem các thực tiễn và quy trình thực tế của cuộc sống làm việc vào các tình huống học tập theo cách có cấu trúc và có tính sư phạm, và khi áp dụng, cho phép người học tham gia vào cách làm việc mang tính chuyên gia thực sự trong lĩnh vực liên quan (so sánh với cộng đồng nghề).

Các lý thuyết học tập và mô hình sư phạm đằng sau phương pháp học tập dựa trên hiện tượng

Điểm khởi đầu của phương pháp dạy học dựa trên hiện tượng là chủ nghĩa kiến ​​tạo (constructivism), trong đó người học được coi là người chủ động xây dựng kiến ​​thức và thông tin được xem là được xây dựng như là kết quả của việc giải quyết vấn đề, được ghép từ “những mảnh nhỏ” thành một tổng thể phù hợp với tình huống tại thời điểm đó. Khi học tập dựa trên hiện tượng xảy ra trong một môi trường hợp tác (ví dụ, người học làm việc theo nhóm), nó hỗ trợ các lý thuyết học tập socio-constructivist và sociocultural, khi thông tin không chỉ được xem như một yếu tố bên trong của một cá nhân mà được hình thành trong bối cảnh xã hội. Vấn đề trung tâm trong các lý thuyết học tập văn hóa xã hội (sociocultural) bao gồm các tạo tác (artifact) văn hóa (ví dụ: hệ thống các biểu tượng như ngôn ngữ, quy tắc tính toán toán học và các loại công cụ tư duy khác nhau) – không phải người học nào cũng cần phát minh lại bánh xe, họ có thể sử dụng thông tin và công cụ được truyền tải bởi các nền văn hóa.

Trong chương trình giảng dạy, cách tiếp cận dựa trên hiện tượng hỗ trợ các phương pháp như học tập dựa trên học hỏi, học tập dựa trên vấn đề hay dự án, và sổ theo dõi học tập (portfolio learning) trong các cơ sở giáo dục cũng như việc thực hiện vào thực tế.

Các ưu điểm (motivational factors)

  • Việc học bắt đầu bằng mục tiêu hiểu các hiện tượng của thế giới thực
  • Người học thấy được giá trị ứng dụng của các lý thuyết và thông tin trong tình huống học tập
  • Tự người học có thể đưa ra mối quan tâm và nêu vấn đề làm điểm bắt đầu của quá trình học tập
  • Giảng dạy dựa trên hiện tượng coi người học là trung tâm, người học chủ động sáng tạo và hành động
  • Những lý thuyết cần học được gắn neo vào các tình huống thực tiễn và hiện tượng
  • Các phương pháp, nguồn và công cụ có tính xác thực (authentic) được sử dụng trong tình huống học tập
  • Học tập là một hoạt động có chủ ý, hướng mục tiêu; các học viên biết các mục tiêu học tập
  • Hoc tập xảy ra trong bối cảnh thực và toàn diện (holistic), (có tính bối cảnh, ngược lại so với các nhiệm vụ học tập đơn lẻ, bị tách khỏi thực tế và mất liên kết)
  • Quá trình học tập là một quá trình hoàn chỉnh và liên tục của việc hướng mục tiêu (complete goal-oriented continuum)

Bài gốc trên Phenomenal Education, : http://www.phenomenaleducation.info/phenomenon-based-learning.html

Vận dụng mô hình Flipped classroom trong giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam hiện nay

Vận dụng mô hình Flipped classroom trong giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam hiện nay

(Nguồn: http://tapchicongthuong.vn/)

ThS. PHẠM THỊ THU HUYỀN (Trường Đại học Văn Lang)

TÓM TẮT:

Mô hình Filipped classroom là một trong những mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại một số nước như Mỹ, Autralia,… khi tiến hành dạy online. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đây vẫn còn là một mô hình dạy học còn khá mới. Trên cơ sở phân tích những ưu và nhược điểm của mô hình Filipped classroom khi áp dụng vào giảng dạy đại học tại Việt Nam hiện nay, bài viết sẽ đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của mô hình này khi áp dụng vào thực tế.

Từ khóa: “Lớp học đảo ngược”, dạy và học online, mô hình dạy học.

1. Đặt vấn đề

Mô hình Filipped classroom hay còn gọi là mô hình “Lớp học đảo ngược” là mô hình mà trong đó trình tự giảng dạy sẽ bị “lật ngược’’ so với mô hình giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Mô hình Filipped classroom hướng đến việc chuyển dần không gian học tập nhóm sang không gian học tập cá nhân. Không gian học tập nhóm sẽ được dùng để tương tác, tranh luận, thảo luận làm rõ vấn đề, thay vì dùng để thuyết giảng, nghe giảng như trước đây.

 Đối với mô hình Filipped classroom người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp. Giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động học tập giúp người học nâng cao khả năng làm chủ các kỹ năng thông qua bài tập thực hành và thảo luận cộng tác. Mô hình này giúp người học phát huy tính được tính chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề, người học có thể tiếp cận video bài học bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần, điều này là không thể khi giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Mô hình Filipped classroom giúp người học hiểu kỹ hơn về lý thuyết để sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, thực hành bài tập nâng cao tại giờ học trên lớp.

Hiện nay sau khi đã trải qua kỳ đại dịch Covid 19, Việt Nam đã có bước cải tiến vô cùng lớn trong lĩnh vực giáo dục khi hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều đã thay đổi hình thức dạy và học từ mô hình truyền thống sang dạy và học online. Người học được tiếp cận với cách học mới – học online, nghe bài từ giảng thông qua các video bài giảng nhờ sự hỗ trợ từ các công cụ của Internet, You tube, MS teams,…Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mới dừng lại ở mức độ là người học nghe bài giảng trực tiếp bằng hình thức online và hiệu quả thật sự của việc dạy và học online vẫn chưa được khai thác triệt để, cụ thể là mô hình Filipped Classroom vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam khi tiến hành dạy học online.

2. Cơ sở lý thuyết

Alison King (1993), đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc sử dụng thời lượng trên lớp để giúp người học hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của bài học thay vì dùng nó như một công cụ để thuyết giảng, truyền tải nội dung thông tin.

Harvard Eric Mazur (1997), đã đề cập đến một phương pháp dạy học hoàn toàn mới cuốn trong sách “A User’s Manual’’. Phương pháp này được vận dụng để chuyển tải thông tin lớp học ra bên ngoài lớp học, ngoài ra phương pháp này còn mang đến cho người học một cách tự chủ trong việc lựa chọn phương pháp học phù hợp. Mazur được xem là người có vai trò quan trọng trong việc phát triển các khái niệm liên quan đến lớp học đảo ngược.

Baker, W. (2000), cho thấy trong mô hình “Lớp học đảo ngược” người dạy sẽ cung cấp trước tài liệu học tập thông qua Internet bao gồm: các video, power point, file âm thanh,… để người học tự xem, nghiên cứu trước, giờ học trên lớp sẽ chủ yếu dùng để thảo luận và giải đáp câu hỏi. Trong quá trình này, người dạy sẽ tiến hành nhiều bài kiểm tra online, để đánh giá quá trình tự nghiên cứu và học tập của người học tại nhà.

Lage, Platt và Treglia (2000), đã đưa ra các thảo luận về mô hình Flipped classrooms ở bậc cao đẳng trong bài báo “Inverting the Classroom: A gateway to Creating an Inclusive Learning Environment”. Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả khẳng định có thể tận dụng thời gian trên lớp bằng cách “đảo ngược” trình tự lớp học, chuyển việc trình bày nội dung bài giảng trực tếp trên lớp sang các phương tiện như máy tính hoặc video ngắn nhằm. Có thể thấy từ đây mô hình Flipped classrooms bắt đầu được các trường đại học áp dụng thực tế trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể như Đại học Wisconsin-Madison bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm để thay thế các bài giảng trong khóa học khoa học máy tính dựa trên những bài giảng lớn bằng video trực tuyến của giảng viên và các slide phối hợp. Tương tự như vậy, đại học Cedarville cũng bắt đầu thử nghiệm mô hình “Lớp học đảo ngược” trong việc dạy và học.

Kaw và Hess (2007), đã so sánh hiệu quả của 4 hình thức giảng dạy cho một chủ đề duy nhất của khóa học STEM. Bốn hình thức giảng dạy mà nhóm tác giả trình bày bao gồm: (1) Bài giảng truyền thống, (2) Kết hợp – Bài giảng nâng cao trên web, (3) Tự học trên web và (5) Học đảo ngược – Hình thức này kết hợp giữa tự học trên web và thảo luận trong lớp. Kết quả thống kê phân tích đã chỉ ra rằng hình thức thứ hai trong 4 hình thức khi sử dụng các công cụ để hướng dẫn, phân phối bài giảng thông qua wsẽ làm tăng hiệu quả và mức độ hài lòng của sinh viên cao hơn các hình thức còn lại.

Cũng trong năm 2007 các giáo viên hóa học của trường Trung học phổ thông Woodland Park đã ghi lại những bài giảng của mình và cung cấp cho học sinh khi những học sinh này không thể đến lớp một cách đầy đủ để theo kịp chương trình. Đây được xem là một trong những phương thức vận dụng mô hình Flipped classroom, làm thay đổi cách dạy và học của người dạy và người học (Jonathan Bergmann & Aaron Sams, 2007).

Means và cộng sự (2010), đã nghiên cứu về hiệu quả của mô hình “Lớp học đảo ngược”. Nhóm tác giả dựa trên cơ sở tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm tại các trường phổ thông và đại học tại Mỹ, để đưa đến kết luận rằng mô hình “Lớp học đảo ngược” có tác động đến hiệu quả học tập cho người học. Mô hình này tạo ra được một môi trường học tập sát nhất với người học, phù hợp với mọi trình độ của người học, nó làm cho việc học trở nên có ý nghĩa hơn.

Strayer (2012), tiến hành so sánh “Lớp học đảo ngược” với mô hình lớp học truyền thống dựa trên dữ liệu nghiên cứu về 2 nhóm sinh viên trong tổng số 51 sinh viên tại Mỹ thuộc các chuyên ngành khác nhau khi cùng tham gia một khóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của nhóm thực nghiệm thấp hơn so với nhóm sinh viên học theo mô hình truyền thống. Tuy nhiên, mô hình “Lớp học đảo ngược” giúp sinh viên cởi mở hơn trong giao tiếp và có kỷ luật hơn với bản thân trong vấn đề học tập.

Brame (2013) đã nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong giảng dạy, nghiên cứu cho thấy khi ứng dụng mô hình này trong giảng dạy đòi hỏi người học sẽ phải tự nghiên cứu trước bài giảng kết hợp với các nguồn tài liệu tham khảo từ Internert. Nội dung học trên lớp theo mô hình học truyền thống sẽ trở thành bài tập ở nhà theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. Do đó, thời gian thực học trên lớp sẽ dùng để vận dụng các lý thuyết đã học, đã nghiên cứu tại nhà trong giải quyết các vấn đề do giảng viên cung cấp hoặc giải đáp các khó khăn vướng mắc của người học khi học tại nhà.

Abeysekera & Dawson, (2015), mô hình Filipped classroom là một mô hình “đảo ngược’’ trình tự dạy học so với mô hình dạy học theo phương pháp truyền thống. Trong một lớp học “đảo ngược”, người học sẽ phải xem trước các bài giảng do giảng viên cung cấp thông qua các công cụ trực tuyến, thực hiện các bài tập, nghiên cứu tại nhà, sau đó vào giờ học trực tiếp tại lớp người học chỉ tập trung vào việc thảo luận các vấn đề chuyên sâu với sự hỗ trợ, hướng dẫn của giảng viên. Mô hình Flipped classroom được xem là một phương pháp học tập tích cực có thể thu hút được sự tham gia của người học, giúp người học tập trung hơn và mang đến hiệu quả học tập tốt hơn, phù hợp với mọi trình độ và sở thích của người học.

Mô hình Flipped classroom được thiết kế dựa trên sáu bậc thang đo nhận thức của Bloom từ thấp đến cao, là: ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Trong mô hình học tập truyền thống, thời gian học tập trên lớp bị giới hạn, do đó người học chỉ có khả năng tiếp thu được nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt được các mức độ sau, người học cần phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà. Với mô hình Flipped classroom 3 mức độ đầu được người học sẽ tự thực hiện ở nhà, người học có thể tự sắp xếp thời gian biểu cá nhân để tiện cho việc học cũng như tùy vào trình độ hiểu biết của từng người mà số lần xem hoặc nghe bài giảng có thể nhiều hoặc ít, điều này giúp người học đạt được 3 mức độ đầu một cách dễ dàng. Thời gian học trên lớp, giảng viên sẽ hỗ trợ người học nhằm đạt 3 bậc thang sau của nhận thức (Hình

Hình 1: Sơ đồ hình họa lớp học truyền thống và lớp học Flipped classroom

so_do_hinh_hoa_lop_hoc_truyen_thong_va_lop_hoc_flipped_classroom

Nguồn: Flipped Learning As A New Education Paradigm: An Analytical Critical Study – tác giả: Hanaa Ouda

3. Mô hình Flipped Classroom theo quan điểm của tác giả

Hiện tại, sau quá trình ứng phó với đại dịch Covid 19, Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình dạy và học online. Do đó, việc ứng dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy đại học tại Việt Nam là vô cùng thuận lợi, đặc biệt là đối với người học thuộc thế hệ Z (năm sinh từ năm 1997 về sau) hay còn được gọi với cái tên là công dân đám mây. Thế hệ Z là thế hệ thuộc về số hóa, yêu thích công nghệ, có khả năng tìm kiếm mọi câu trả lời một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội, thích sự tự chủ, có khả năng tiếp cận và thay đổi theo cái mới.

Mặc dù mô hình Flipped Classroom đòi hỏi người học phải làm quen với công nghệ, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ từ Internet, máy tính bảng, You tube, Ms teams… Tuy nhiên, đối với người học thuộc thế hệ Z hiện nay, các yêu cầu như trên hoàn toàn có thể đáp ứng được. Ngoài ra, việc ứng dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy có thể phát huy được khả năng tự chủ của người học trong việc lựa chọn thời gian học, không gian học, số lần học,… phù hợp với sở thích của người học thế hệ Z.

Mô hình Flipped Classroom muốn áp dụng thành công tại Việt Nam cần căn cứ vào 8 đặc điểm của người học hiện nay – thế hệ Z. Theo Wahab và các cộng sự (2018), người học thuộc thế hệ Z có 8 đặc điểm bao gồm: thích công nghệ cao, có khả năng sử dụng mạng xã hội, thích hình ảnh trực quan, thích kết nối trực tuyến, tiếp thu kiến thức nhanh, nhu cầu giải trí cao, thời gian tập trung ngắn, yêu cầu phản hồi nhanh. Do đó, để áp dụng thành công mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy, người dạy cần thiết kế các nội dung bài giảng, video,… sinh động, ngắn ngọn, súc tích, thỏa mãn các đặc tính của người học nêu trên. Trình tự xây dựng bài giảng vận dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy tại Việt Nam hiện nay tiến hành như sau:

Hình 2: Trình tự xây dựng bài giảng vận dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy hiện nay

trinh_tu_xay_dung_bai_giang_van_dung_mo_hinh_flipped_classroom_trong_giang_day

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy tại Việt Nam

4.1. Thuận lợi khi áp dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy

Hầu hết người học ở bậc đại học tại Việt Nam đã và đang thuộc thế hệ Z, do đó việc vận dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy sẽ vô cùng thuận lợi giúp người học đạt được 3 cấp độ cuối của nhận thức theo thang Bloom một cách nhanh chóng, dễ dàng. Việc ứng dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy còn giúp người học tăng khả năng tự chủ, tăng tính độc lập trong nghiên cứu, phát huy được kỹ năng kiểm soát thời gian, chủ động lựa chọn không gian và thời gian học phù hợp.

Bên cạnh việc tác động đến người học, mô hình Flipped Classroom cũng đem đến cơ hội cho người dạy trở thành những nhà sư phạm chuyên nghiệp trong việc thiết kế kịch bản, nội dung giảng dạy, chương trình học một cách logic, có định hướng, khuyến khích được sự tham gia của người học; phát huy được khả năng sáng tạo, sử dụng công nghệ trong việc: tạo dựng, cắt, ghép, chỉnh sửa video… Ngoài ra, mô hình này còn tăng cường được tính tương tác giữa người dạy và người học thông qua việc tập trung sử dụng quỹ thời gian học trên lớp để trao đổi, thảo luận và giúp đỡ người học.

Về phía các trường đại học, việc áp dụng thành công mô hình Flipped Classroom là một phương pháp nhằm nâng cao được chất lượng giảng dạy. Việc vận dụng thành công mô hình này cũng là một cơ hội để giảm thiểu chi phí. Khi dạy học theo mô hình này, người học sẽ giảm bớt thời lượng học trực tiếp học tại lớp, theo đó sẽ giúp giảm áp lực về sắp xếp phòng học, lịch học, tiết kiệm các chi phí quản lý vận hành đi kèm, giảm các chi phí về cơ sở vật chất, hạ tầng… và thậm chí là chi phí phải trả cho người dạy học.

4.2. Khó khăn khi áp dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy

Trong thực tế, khi triển khai áp dụng mô hình Flipped classroom trong giảng dạy, chúng ta đang gặp phải nhiều trở ngại, thách thức từ cả phía người dạy và người học, cụ thể như sau:

Đầu tiên phải kể đến chính là mô hình Flipped classroom vẫn chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo “chính thức thừa nhận”. Chúng ta chưa thấy được văn bản chính thức hay hướng dẫn cụ thể nào về cách thức sử dụng hay lộ trình áp dụng, Một vài trường học áp dụng mô hình này một cách tự phát chưa có được sự ủng hộ hay lan sức lan tỏa cho cộng đồng.

Tiếp đến là cơ sở hạ tầng và truyền thông, không phải tất cả người học đều dễ dàng truy cập và lấy được bài giảng để có thể học tại nhà. Mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế khác nhau, do đó mức độ đầu tư cho việc học cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để có thể học tập theo phương mô hình Flipped classroom thì tối thiểu người học sẽ phải trang bị được một chiếc điện thoại thông minh hoặc một chiếc máy tính và có kết nối Internet. Điều này có thể gây khó khăn và trở ngại không nhỏ cho một số gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn.

Việc tạo cơ hội cho người học có tính tự lập, có khả năng tự chủ trong việc học như tự thiết lập thời gian học, không gian học cũng sự tạo ra một áp lực không nhỏ đối với một số người học khi ban đầu chưa quen với việc tự lập, việc định hướng dường như chưa rõ ràng có thể làm tăng khả năng tụt hậu so với lứa tuổi đồng trang lứa gây nên một số hệ lụy đi kèm, như: lo âu, trầm cảm…, một số bất mãn khác có thể chuyển sang trạng thái buông thả, bỏ rơi việc học. Ngoài ra, nếu không có sự giám sát và tinh thần tự giác, người học có thể dễ dàng sa đà, mất thời gian vào các kênh hấp dẫn khác trên Internet.

Một số ý kiến của phụ huynh còn cho rằng mô hình Flipped classroom đang dần lấy đi thời gian của con cái họ. Việc học theo mô hình Flipped classroom dường như làm tăng thời gian học tại nhà và sử dụng máy tính bảng, laptop, điện thoại của con cái họ điều mà họ không mong muốn. Điều này không những khiến cho thời gian sinh hoạt, gặp mặt, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình bị ít đi, mà các bệnh về mắt, cột sống của con cái họ cũng sẽ tăng lên.

Khó khăn cuối cùng chính là gây áp lực cho người dạy. Từ một người giảng viên bình thường với công cụ phấn trắng, bảng đen, hay cao hơn là các Silde trình chiếu, nay muốn dạy được theo mô hình Flipped Classroom, họ phải đầu tư thời gian và trang thiết bị để quay video, cắt, ghép chỉnh sửa video,…

4.3. Một số kiến nghị để áp dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy bậc đại học Việt Nam hiện nay

Để mô hình Flipped classroom có thể áp dụng thành công tại Việt Nam, đầu tiên cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản chính thức trong việc thừa nhận, cũng như khuyến khích mô hình Flipped classroom được áp dụng trong thực tiễn.

Các cơ sở giáo dục cần đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở hạ tầng, đường truyền Internet, máy tính,… giúp người học truy cập bài giảng, cũng như hỗ trợ người dạy các công cụ, kinh phí trong việc quay, upload các video bài giảng.

Ngoài ra, để mô hình Flipped classroom được áp dụng thành công, không thể thiếu sự đồng thuận và hỗ trợ từ phía gia đình, phụ huynh người học. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị cho người học, gia đình là một phần không thể thiếu khi giúp người học định hướng và kiểm soát tốt khả năng tự học của mình.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở giáo dục, gia đình, yếu tố quan trọng nhất chính là ở bản thân người học. Để có thể học tốt, tránh rơi vào tình trạng tụt hậu, sa ngã các hoạt động trên Internet,… người học cần tự tạo cho mình một tính tự lập cao, một tinh thần trách nhiệm. Mô hình Flipped classroom chỉ thành công khi người học có mong muốn được học, mong muốn được tìm hiểu, nâng cao nhận thức của bản thân.

Elon Musk dạy con học qua game, Internet

Elon Musk dạy con học qua game, Internet

(Nguồn: https://zingnews.vn/)

Tỷ phú Elon Musk vốn hoài nghi về cách giáo dục truyền thống. Ông cho hay 5 người con ở độ tuổi đến trường chủ yếu học qua trò chơi điện tử hoặc trên mạng, từ YouTube hay Reddit.

Tỷ phú Elon Musk cho biết hầu hết việc giáo dục con cái đều đến từ Internet, theo Business Insider.

Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX là người cha của 6 đứa trẻ, 5 trong số đó đang ở độ tuổi đi học.

Elon Musk tiet lo cach giao duc con cai anh 1
Tỷ phú Elon Musk là cha của một cặp song sinh 17 tuổi, một cặp sinh ba 15 tuổi và một bé trai 9 tháng tuổi. Ảnh: AP.

Trong buổi phỏng vấn trực tuyến hôm 31/1, vị tỷ phú bày tỏ quan điểm về việc giáo dục con cái và kỳ vọng của bản thân việc giáo dục sẽ tiến triển thế nào trong 5-10 năm nữa.

“Quan sát của tôi cho thấy những đứa trẻ nhà tôi chủ yếu học kiến thức mới trên mạng, từ nền tảng YouTube hay diễn đàn Reddit”, Musk trả lời khi được hỏi về cách tốt nhất để giáo dục một đứa trẻ 5 tuổi trong bối cảnh ngày nay.

“Xét theo lượng thời gian mọi người hiện giờ dành để online trên mạng, có vẻ như việc học hành cũng sẽ đến nhiều từ hình thức trực tuyến”, Musk nói.

“Người giàu nhất thế giới” bày tỏ rằng giáo dục nên “thú vị và hấp dẫn nhất có thể”. Do đó, trò chơi điện tử có thể giúp trẻ em hứng thú và học hỏi nhiều hơn.

“Nếu trẻ con chăm tham gia các trò chơi điện tử, chúng cũng sẽ có thái độ tương tự với với chuyện học hành”.

Elon Musk tiet lo cach giao duc con cai anh 2
Vị tỷ phú cho hay việc học hành của con cái nhà mình chủ yếu đến từ trên mạng. Ảnh: RBL Training Academy.

Vị tỷ phú tiết lộ 5 người con của ông học hỏi từ những người bạn cùng lớp của chúng tại trường Ad Astra. Ngôi trường do chính Elon Musk đồng sáng lập vào năm 2014 và cũng là nơi con cái của những nhân viên SpaceX dưới trướng theo học.

Tính đến năm 2018, Ad Astra có khoảng 40 học sinh và điểm số không được áp dụng để đánh giá kết quả.

Chương trình giảng dạy của Ad Astra thiên về trí tuệ nhân tạo, mã hóa và các khóa học khoa học ứng dụng. Thể thao, âm nhạc, ngoại ngữ không được đưa vào chương trình giảng dạy do Musk tin rằng phần mềm dịch thuật sẽ sớm đảm nhận thay.

Elon Musk tiet lo cach giao duc con cai anh 3
Người đàn ông giàu nhất thế giới hiện tại coi chuyện đi học đại học chỉ để giải trí. Ảnh: Verge.

Vị tỷ phú nổi tiếng là người hoài nghi về giáo dục truyền thống. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm ngoái, Musk mô tả đại học là nơi có “một đống bài tập về nhà phiền phức”.

“Một trong những giá trị chính của việc học đại học là sinh viên dành thời gian cho những người cùng tuổi trước khi gia nhập lực lượng lao động”, ông nói.

“Tôi nghĩ rằng đại học về cơ bản là để giải trí và có thời gian làm việc. Chúng không phải để học”, vị tỷ phú nói thêm.

Musk cho hay ông không yêu cầu các ứng viên ứng tuyển phải có bằng đại học. Bằng chứng là tài liệu tuyển dụng của Tesla nói rằng công ty gọi điều kiện có bằng đại học khi đi xin việc là “vô lý”.

Ngày 12/1, Elon Musk trở lại vị trí người giàu nhất thế giới chỉ một ngày sau khi rơi xuống vị trí thứ hai nhờ đà tăng của cổ phiếu Telsa, theo Forbes.

Vì sao 5+5+5 khác 5×3?

Vì sao 5+5+5 khác 5×3?

(Nguồn: https://trithucvn.org)

Hồi nhỏ, ba tôi quan niệm không bao giờ cho đi học thêm. Cho nên, lúc vào lớp 6, khi tôi vào học ở một lớp chọn, mọi thứ đều rất khó khăn với tôi, nhất là môn toán. Trong khi các bạn trên lớp đều học thêm rất nhiều, giải toán nhanh như chớp, có những con tính tôi không hiểu sao họ có thể gộp đầu, gộp đuôi lại để tính nhanh hơn. Còn tôi, mọi thứ đều phải tự bơi lội, tự mua sách về đọc thêm, tự mò làm thêm. Điểm số của tôi khá bình thường so với những bạn cùng tuổi thời đó. Khi tôi hỏi sao không cho tôi đi học thêm để điểm cao, ba tôi bảo đó là cách nhanh nhất để tước đi trí sáng tạo của trẻ con và nó làm hại tôi hơn là cái lợi trước mắt.

Lần lượt sau nhiều năm khi tôi học lên Master (thạc sĩ) và PhD (tiến sĩ), lúc này tôi mới hiểu vì sao ba tôi không nên cho tôi đi học thêm. Những bài thi của cuộc đời tôi sau này khó hơn gấp nhiều lần mà không thể có trong những lần đi học thêm, đồng nghĩa với tôi chẳng thể có sự chuẩn bị nào khác ngoài việc mang những gì đã học để “brainstorm”. Khi chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng ta ít nhất sẽ không hối tiếc dù kết quả kém hay tốt.

(Hình minh họa: dẫn theo FB Phạm Thu Phương)

Một lần trong buổi tán gẫu với một giáo sư, chúng tôi trò chuyện về thầy cô giáo ngày xưa. Ông bảo có một cô giáo dạy lớp 3 của ông mà ông nhớ mãi đến tận giờ khi gần 60, bởi cô ấy là cô giáo tồi nhất của ông. Trong một lần gặp một bài toán hay và ông rất hứng khởi làm cả tối để sáng hôm sau mang đến hỏi cô giáo mình làm thế này đúng hay sai. Nhưng cô giáo của ông chỉ bảo, hãy đợi đến khi cô ấy dạy tới phần này. Ông rất thất vọng với cách giải quyết vấn đề của cô. Điều quan trọng với một học sinh, theo ông, đó là cách chúng tư duy khi gặp một vấn đề, chứ không nằm ở việc chúng được dạy những công cụ mạnh để mang ra giải quyết. Con người khác với robot ở chỗ đó. Mọi robot đều được lập trình sẵn mọi khả năng, để khi gặp vấn đề, chúng mang ra đối phó. Nhưng nếu vấn đề không nằm trong những likelihoods (khả năng) đã lập trình sẵn, robot sẽ ngưng làm việc ngay lập tức.

Về sau, ông giáo sư có làm một bài trắc nghiệm về tính diện tích của một hình không gian rất phức tạp, nhưng ông chia chúng thành những hình tam giác, hình thang, hình bình hành khác nhau và đều cho biết diện tích của những hình đó. Ông đưa bài toán cho 2 học sinh, lớp 1 và lớp 10. Kết quả rất bất ngờ, học sinh lớp 1 lại tính được, còn học sinh lớp 10 thì vứt bài ở đấy. Khi ông hỏi từng người, ở cô bé lớp 1, mặc dù kết quả bị sai nhưng cách làm của cô bé là cộng dần dần từng hình một vào nhau để ra kết quả hình không gian cuối cùng. Còn ở cậu bé lớp 10, cậu trả lời là không biết có công thức nào để tính cho tổng diện tích đó không, và ngồi 15 phút chỉ để lục lại trong trí nhớ về sự tồn tại của công thức đó.

Phép nhân sẽ không tồn tại khi chưa có phép cộng. Bạn có thể dùng phép cộng thay cho phép nhân nếu như bạn quên mất cái bảng cửu chương. Giống như tích phân, bạn không cần học thuộc công thức của chúng nếu bạn hiểu tích phân chỉ đơn giản là tổng diện tích của các hình thang nhỏ mà thôi. Điều quan trọng nhất, bạn có thực sự hiểu kiến thức cơ bản.

Tôi sợ những ba mẹ luôn ép con phải làm những thứ mà bản thân họ không làm được.

Tôi sợ những ba mẹ luôn mong con thực hiện ước mơ mà họ không thể làm được trước đây.

Tôi sợ những ba mẹ luôn thích nghĩ hộ, làm hộ cho con cái.

Con người sinh ra, hạnh phúc nhất là được làm điều mình muốn. Vậy, khi bắt con làm theo ý mình, ba mẹ có phải là người luôn mong con được hạnh phúc nhất?

Gần đây ngẫu nhiên tôi gặp trên mạng rất nhiều bài tập về… giai thừa cho các em học sinh lớp 3, lớp 4 ở VN làm tôi giật mình. Tôi biết chắc chắn các em sẽ làm được, bởi việc ép buộc ngồi học từ sáng tới tối mịt đã giúp rất nhiều học sinh VN vào được các trường chuyên, lớp chọn nhờ việc tối ngày làm đi làm lại các bài toán khó. Điều này đúng với cả người Trung Quốc. Nhưng, dù người Trung Quốc có điểm cao GRE và TOEFL nhất trong các dân tộc sang Mỹ học Graduate, thì khi qua giai đoạn học courses (lý thuyết) – nơi điểm số 100% luôn thuộc về người Trung Quốc, bước tới giai đoạn làm research (nghiên cứu) thì chỉ sinh viên Mỹ mới là những người nghĩ ra nhiều thứ mới. Tiêu chuẩn một PhD nằm ở những publications (sản phẩm được công bố). Sự sáng tạo không thể phát triển ở những con người luôn chỉ bó hẹp trong những không gian kiến thức mà họ suốt ngày ngồi học thuộc và làm đi làm lại cho bộ não khỏi quên. Điều này cũng lý giải vì sao mà nước Mỹ luôn có những Facebook, Google, Apple … từ những người chưa cần học hết đại học hoặc bỏ ngang PhD giữa chừng.

Sức sáng tạo luôn tồn tại trong con người từ khi sinh ra. Nó tồn tại hay mất dần do những người xung quanh ảnh hưởng. Khi một em bé mới nhận thức cuộc sống, bé đặt ra nhiều câu hỏi và cũng trả lời nhiều câu đôi khi làm người lớn giật mình.

Tôi thích cách các cô giáo dạy trẻ con mẫu giáo ở Mỹ hay làm mỗi khi các em bé chỉ vào một thứ và hỏi đó là cái gì, câu đầu tiên họ hay nói: “Vậy bé nghĩ nó giống cái gì bé từng gặp hay từng nằm mơ?”. Câu hỏi rất đơn giản nhưng chúng giúp trẻ em tư duy rất tốt.

Có lần tôi chứng kiến, một em bé chỉ vào một cái vòng và cô giáo của em đã không nói nó là hình tròn, mà hỏi bé lại bé nghĩ nó là cái gì. Em bé rất hào hứng trả lời lại “Nó giống cái hồ trước nhà của bé, giống mặt trăng trên trời, giống biển Stop trên đường” và điều bất ngờ, em bé lấy một cái dây và quấn 2 đầu lại với nhau, lấy các ngón tay bé xíu dang sợi dây dần dần thành hình tròn. Một em bé hơn 4 tuổi làm được nhiều điều hơn là chỉ nhập tâm vào đầu một cái định nghĩa khô cứng về hình tròn mà em chưa thể hiểu ở tuổi đó.

Cuộc sống không chỉ gói trong các trang giấy, cũng như cuộc đời bạn chẳng thể chỉ loanh quanh trong lớp học. Tốt nghiệp đại học hay PhD chỉ là sự khởi đầu của một chặng đường khác, mà trong đó bạn phải chuẩn bị đương đầu với nhiều khó khăn bỗng dưng xuất hiện giống như những viên mưa đá đột ngột rơi xuống đường vào những ngày giông bão. Bạn cần sự sáng tạo không chỉ trong học tập, mà sự sáng tạo giúp bạn đối đầu với mọi khó khăn.

Sức sáng tạo luôn giúp bạn chịu tự mở ra một quyển sách để đọc, tự bước chân đi tìm người khác để học hỏi, và tự tin vào những điều mình đang lựa chọn. Để những lúc bạn ra trường thất nghiệp với ngành bạn học, những lúc bạn đi làm mà không thấy lối thoát, những lúc bạn đang chán chường với xã hội xung quanh, bạn sẽ không phải ngồi than vãn mà luôn biết mình phải làm gì để bản thân thoát ra được vũng lầy mình đang đứng.

Đặt câu hỏi cho chính mình là sự khởi đầu cho việc đi tìm câu trả lời. Nơi nào có câu hỏi, nơi đó câu trả lời đang ở rất gần bạn.

Kế hoạch triệt để nhằm thay đổi cách thức Harvard giảng dạy kinh tế học

Kế hoạch triệt để nhằm thay đổi cách thức Harvard giảng dạy kinh tế học

(Nguồn: http://www.phantichkinhte123.com/)

Tác giả: Dylan Matthews | dylan@vox.com

Nhà kinh tế học Raj Chetty đứng trước Khoa Kinh tế, trong khuôn viên Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Ảnh: Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Raj Chetty có ý tưởng nhằm giới thiệu với sinh viên về nhập môn kinh tế học, ý tưởng này có thể thay đổi lĩnh vực kinh tế học – và xã hội.

Nếu Harvard có một khóa học nổi tiếng nhất thì đó là môn Kinh tế học 10 (viết tắt là Ec 10).

Lớp kinh tế học nhập môn được tin cậy cho là một trong những khóa học phổ biến nhất dành cho sinh viên đại học. Môn này thường được giảng dạy ở hội trường lớn Hogwarts, nơi hàng trăm sinh viên đang chăm chú ghi chép hoặc nghịch máy tính xách tay khi một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng của trường hướng dẫn họ những kiến thức cơ bản về cung và cầu.

Bởi vì Harvard có xu hướng đặt khuôn mẫu cho các trường đại học khác, nên sách giáo khoa của môn Ec 10 là một cuốn sách bán chạy nhất, được sử dụng tại hàng chục trường khác, thu về cho tác giả của nó, giáo sư Greg Mankiw, ước tính khoảng 42 triệu đô la tiền bản quyền kể từ khi sách được phát hành lần đầu tiên vào năm 1998. Nhập môn Kinh tế học của Mankiw đã tạo ra tiếng vang không chỉ ở Harvard mà còn về cách thức môn Econ 101 được giảng dạy trên toàn quốc.


Greg Mankiw (thứ tư từ trái sang) là thành viên trong nhóm cố vấn kinh tế của Tổng thống George W. Bush vào năm 2003. Ảnh Gerald Herbert/AP

Sách giáo khoa của Mankiw bao gồm lý thuyết trừu tượng làm nền tảng cho kinh tế học như nó đã được hiểu trong nhiều thập kỷ. Đó là về cung và cầu, về cách thức giá cả có thể được sử dụng để việc sản xuất một món hàng được phù hợp với mức tiêu thụ của món hàng đó, và về sức mạnh của thị trường như một công cụ để phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Sinh viên học môn Ec 10 được yêu cầu vẽ các đường cung và cầu, giải các vấn đề từ ngữ đơn giản về điều gì sẽ xảy ra khi thị trưởng của Smalltown, Hoa Kỳ, đánh thuế phòng khách sạn.

Ý tưởng là nhằm truyền đạt một lý thuyết cơ bản, đặt nền tảng để hiểu cách thức vận hành của xã hội. Và lý thuyết đó ngụ ý mạnh mẽ rằng thị trường có xu hướng hoạt động mà không cần can thiệp nhiều, và những thứ như mức lương tối thiểu có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.

Nhưng một nhà kinh tế học Harvard khác lại có một ý tưởng khác lạ về cách giới thiệu kinh tế học cho sinh viên.

Raj Chetty, một giảng viên nổi tiếng mà Harvard vừa tuyển mộ từ Stanford về, hồi đầu năm nay ông vừa vén màn bí mật của môn: “Kinh tế học 1152: Sử dụng Dữ liệu lớn để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội”. Ông đã giảng dạy với sự giúp đỡ của giảng viên Greg Bruich, lớp học đã thu hút được 375 sinh viên, trong đó có 363 sinh viên năm đầu đại học, trong học kỳ đầu tiên. Con số đó vẫn kém hơn con số 461 sinh viên ở môn Ec 10 – nhưng không nhiều.

Raj Chetty phát biểu tại hội trường của Harvard trong môn học Econ 1152, vào ngày 23/04/2019. Ảnh: Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Các khóa học không thể khác hơn. Chetty đã thành danh như một nhà kinh tế học thực nghiệm, làm việc với một nhóm nhỏ các đồng nghiệp và trợ lý nghiên cứu để cố gắng có được những phát hiện trong thế giới thực có liên quan đến các câu hỏi chính trị lớn. Và ông tập trung vào gốc rễ và hệ quả của bất bình đẳng chủng tộc và bất bình đẳng kinh tế. Ông đã sử dụng một lượng lớn dữ liệu thuế IRS để lập bản đồ bất bình đẳng về cơ hội ở Hoa Kỳ xuống đến tận cấp độ khu cư trú, và cho thấy rằng trẻ em trai da đen nói riêng ít được hưởng nhiều từ việc dịch chuyển lên vị thế xã hội cao hơn so với trẻ em trai da trắng.

Ec 1152 là phần mở đầu cho loại hình kinh tế học đó. Chỉ có một ít cuộc thảo luận về đường cung và đường cầu, về thặng dư của người sản xuất hoặc người tiêu dùng, hoặc các khái niệm cơ bản khác được giới thiệu trong các lớp học như Ec 10. Không có sách giáo khoa, chỉ có một tập hợp các bài viết thực nghiệm. Tài liệu học tập tương đối tiên tiến. Trong số 12 bài viết mà sinh viên phải đọc, 11 bài được phát hành vào năm 2010 hoặc sau đó. Một nửa số bài viết trong khóa học của sinh viên đã được công bố vào năm 2017 hoặc 2018. Chetty là đồng tác giả của một phần ba trong số các bài viết đó.

Và trong khi hầu hết các khóa học kinh tế tại Harvard đều yêu cầu điều kiện tiên quyết là phải học xong môn Ec 10, thì môn Ec 1152 lại không yêu cầu. Sinh viên năm nhất có thể coi đó là khóa học kinh tế đầu tiên của họ.

Chetty cho biết: “Tôi ngày càng cảm thấy những gì chúng tôi đang làm trong văn phòng của mình và nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn tách rời khỏi những gì chúng tôi đang giảng dạy trong các lớp học nhập môn.” Ông cũng nói: “Tôi nghĩ đối với nhiều sinh viên, đại loại là ‘Tại sao tôi muốn tìm hiểu về điều này? Vấn đề ở đây là gì?’”

Ông tiếp tục: “Nó rất khác với khoa học, khi còn bé, bạn có cảm nhận, nó có thể không chính xác lắm, nhưng mọi người cố gắng chữa khỏi bệnh ung thư.” Ông muốn mang đến cho sinh viên cảm nhận về một loại kinh tế học có tác dụng chữa trị: chữa trị bất bình đẳng, xác định và sửa chữa các cách tiếp cận không tốt.

Nếu đây chỉ là một sự thay đổi sư phạm ở Harvard, đó sẽ là một chuyện. Nhưng Chetty đang hướng tới việc biến khóa học thành một mô hình cho các trường học khác. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều nhà kinh tế đã kết luận rằng môn Econ 101 đã bị phá vỡ trong toàn bộ hệ thống trường đại học và môn học này không chuẩn bị cho sinh viên được sẵn sàng trước một thế giới mà thị trường thường xuyên thất bại. Lớp học của Chetty mang đến một phương pháp mới để dạy một khóa học nhập môn, nhưng đồng thời cũng phù hợp hơn với những đặc điểm của nghiên cứu kinh tế đương đại. Các video bài giảng của khóa học đã có sẵn trực tuyến để sinh viên tại các cơ sở khác sử dụng.

Sự chuyển đổi đó có thể thay đổi bản thân kinh tế học, bằng cách thu hút một nhóm sinh viên mới, những người bị hấp dẫn bởi chủ nghĩa kinh nghiệm mới của lĩnh vực này, chứ không bị cản trở bởi việc lạm dụng quá mức mô hình toán học và lý thuyết cao siêu. Nó có thể làm cho các khoa kinh tế trở nên đa dạng hơn và cởi mở hơn với những quan điểm mới từ phụ nữ và sinh viên da màu.

Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Jianglong Li theo dõi bài giảng của Raj Chetty về Kinh tế học 1152. Ảnh: Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Nó cũng có thể thay đổi xã hội rộng lớn hơn. Các khóa học về Kinh tế học 101 thường là cách duy nhất của nhiều sinh viên đại học để tiếp xúc với tư duy kinh tế – và đặc biệt là ở một nơi như Harvard, những sinh viên đó trưởng thành để điều hành các tổ chức văn hóa, chính trị và tài chính lớn. Nếu sự nhập môn của họ về kinh tế học tránh được lý thuyết khô khan về cung và cầu và thay vào đó nhấn mạnh tầm quan trọng của bất bình đẳng chủng tộc và bất bình đẳng kinh tế, điều đó có thể gây ra những gợn sóng lâu dài trong giới học thuật, chính phủ và doanh nghiệp.

Gặp Raj Chetty

Raj Chetty có dáng người mảnh khảnh, kiệm lời và như một “con mọt sách”. Ông làm việc tại một văn phòng nhỏ trên Đại lộ Massachusetts, cách xa tòa nhà chính của Khoa Kinh tế. Trên chiếc bảng trắng của ông có ghi rải rác các phương trình đi lạc từ một bài viết sắp công bố.

Ông không có nhiều kinh nghiệm về kinh tế học nhập môn trước khóa học. Ông đã có một lợi thế khi vào Harvard năm 1997 nhờ cha của ông, V.K. Chetty, một nhà kinh tế người Mỹ gốc Ấn, người đã cố vấn cho chính phủ của Indira Gandhi.

James Heckman (1944-)
Larry Summers (1954-)

“[Cha tôi] đã thực hiện một loạt việc bãi bỏ quy định khi Ấn Độ chuyển từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hơn,” Chetty nhớ lại khi kể về người cha. “Bất cứ khi nào tôi gặp [nhà kinh tế học được giải Nobel] Jim Heckman, ông ấy sẽ nói, ‘Tôi đã từng biết bạn từ khi bạn 2 tuổi,’ và sau đó bắt đầu phê bình bài viết của tôi.”

Chetty đã không học môn Ec 10 khi ông còn là một sinh viên Đại học tại Harvard. Ông bỏ qua chương trình học thông thường và dành phần thời gian còn lại của mình khi còn là một sinh viên đại học để học các môn lý thuyết ở cấp cao học. Ông tốt nghiệp trong ba năm, lấy bằng tiến sĩ tại Harvard trong ba năm tiếp theo (ở tuổi 23 chín muồi), và vào biên chế tại UC Berkeley ở tuổi 27. Ông chuyển đến Harvard năm 29 tuổi, và giống như Larry Summers là một trong số hiếm người vào biên chế giáo sư của Đại học Harvard trước khi bước sang tuổi 30. Ông đã nhận Huy chương John Bates Clark, được trao hàng năm cho nhà kinh tế học xuất sắc nhất của Mỹ dưới 40 tuổi, khi mới 33 tuổi.

Raj Chetty tại văn phòng của Opportunity Insights, nhóm nghiên cứu của ông tại Harvard. Ảnh: Kayana Szymczak cho Vox

Ông đã trở thành một nhân vật thực sự của công chúng với việc công bố vài bài viết vào năm 2014 lập bản đồ tính cơ động kinh tế – được đo bằng mối tương quan giữa thu nhập của mọi người và thu nhập của cha mẹ họ – trên khắp Hoa Kỳ, xuống tới cấp độ khu cư trú. Các bài viết của Chetty đã nhận được những bài báo nhận xét nồng nhiệt trên New York Times và Washington Post.

Emmanuel Saez (1972-)
Nathaniel Hendren

Vì Chetty và các đồng tác giả của ông (Nathaniel Hendren của Harvard, Emmanuel Saez và Patrick Kline của Berkeley) đã đăng tất cả dữ liệu của họ lên mạng – do đó cho phép những người khác tự tiến hành phân tích và xem những yếu tố nào dự đoán tính cơ động xã hội – điều này đã nhanh chóng định hướng lại cuộc tranh luận về bình đẳng cơ hội trong các cơ quan tư vấn ở cả cánh hữu và cánh tả. Những người bảo thủ lập luận rằng điều đó cho thấy cha mẹ đơn thân làm tổn hại đến khả năng cơ động; Trung tâm Tiến bộ của Hoa Kỳ đã sử dụng dữ liệu này để lập luận rằng các công đoàn đang cải thiện khả năng cơ động này.

Patrick Kline

Kể từ đó, việc công bố một bài viết của Chetty – hoặc một bài viết khác từ Opportunity Insights, nhóm nghiên cứu Harvard nơi ông làm giám đốc – tự nó đã trở thành một sự kiện thời sự. Thời báo New York thường tạo ra những tương tác từ những tờ báo lớn, bao gồm những mẩu tin có tính lan truyền mạnh mẽ cho phép bạn thấy những người từ khu phố thời thơ ấu của bạn có thu nhập bao nhiêunhững cậu bé da đen bị bỏ rơi ngoài lề công cuộc tăng trưởng kinh tế như thế nào, và có bao nhiêu người thuộc nhóm 1% thu nhập cao nhất và 20% thuộc nhóm thu nhập thấp nhất từng học đại học cũ của bạn.

Do đó Chetty đã trở thành một kiểu nhà kinh tế học kỳ lạ thường giáp mặt công chúng. Ông đã trở thành một nhân vật nổi bật bên ngoài lĩnh vực của mình mà không cần thực sự cố gắng để trở thành một nhà bình luận của công chúng như cách của Paul Krugman, Milton Friedman, hay John Kenneth Galbraith trước đây. Danh tiếng của ông, trong số những người ngoài ngành cũng như các nhà kinh tế, hầu như hoàn toàn dựa vào công trình nghiên cứu của ông, chứ không phải dựa vào những tuyên bố của ông về chính sách hay các bài ý kiến độc giả.

Công việc của ông có ý nghĩa chính trị, nhưng ông tránh tự mình đưa ra các đề xuất chính sách dứt khoát. Trong khi Hillary Clinton và Jeb Bush có tham khảo ý kiến ​​không chính thức của ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, ông chưa bao giờ nhận công việc cố vấn chính phủ.

Độ tin cậy mang tính cách mạng

Janet Yellen (1946-)
Paul Krugman (1953-)

Nếu Chetty là người ủng hộ cho bất cứ điều gì, thì đó là quan điểm cho rằng kinh tế học là một bộ môn thực nghiệm, một ngành khoa học cũng giống như y học. Trong một bài ý kiến độc giả hiếm hoi trên tờ New York Times vào năm 2013, ông nhấn mạnh rằng những tranh cãi giữa các nhà kinh tế học hơi khác với những bất đồng giữa các bác sĩ về việc, chẳng hạn như, liệu cà phê có hại cho bạn không – và rằng ngành kinh tế ngày càng căn cứ nhiều hơn vào bằng chứng. Mặc dù theo truyền thống, nó là một ngành học mang tính lý thuyết cao, không có nhiều lý thuyết nhằm kiểm tra bằng chứng, và ngày nay tình trạng đó đã thay đổi.

Ông viết: “Trong những thập kỷ trước, các nhà kinh tế học nổi bật nhất là những nhà lý thuyết như Paul Krugman và Janet L. Yellen, những người có mô hình tiếp tục hướng dẫn tư duy kinh tế”.

David Card (1956-)
Esther Duflo (1972-)

Điều đó đã thay đổi, ông nhận xét. Những người nổi tiếng hiện nay là “các nhà thực nghiệm như David Card của Đại học California, Berkeley và Esther Duflo của Học viện Công nghệ Massachusetts”, hai người đã tạo nên tên tuổi của mình lần lượt với các nghiên cứu thực nghiệm cẩn trọng về thị trường lao động và các nền kinh tế đang phát triển.

Sự chuyển đổi mà ông đang mô tả được gọi là “cuộc cách mạng về độ tin cậy” trong kinh tế học. Bài viết năm 2010 phổ biến thuật ngữ này đã trích dẫn lời nhà kinh tế học Edward Leamer đã nói vào năm 1983, “Hầu như không ai coi trọng việc phân tích dữ liệu. Hay có lẽ chính xác hơn, hiếm ai coi trọng việc phân tích dữ liệu của bất kỳ người nào khác”.

Joshua Angrist (1960-)
Alan Krueger (1960-2019)

Phân tích dữ liệu quá chủ quan, dễ dàng đưa ra kết luận được lựa chọn trước của chính mình, và cảm thấy gần như vô dụng. Sau đó, một thế hệ các nhà kinh tế học mới – như Card, Alan Krueger quá cố, Joshua Angrist của MIT, và nhiều người khác – đã tự mình thay đổi hiện trạng đó, bằng cách áp dụng cẩn thận các thiết kế nghiên cứu có khả năng xác định nhân quả tốt hơn (không chỉ tương quan), và tập trung nhiều vào các thực nghiệm thực tế và bán thực nghiệm, khi ta có thể thấy rõ hơn yếu tố nào đang gây ra hiện tượng gì.

Sinh viên năm thứ ba, Eric Cheng, đi ngang qua chân dung của các cựu giáo sư trong Khoa Kinh tế Đại học Harvard. Ảnh: Kayana Szymczak dành riêng cho Vox
Emi Nakamura (1980-)
Abhijit Banerjee (1961-)

Các nhà kinh tế học như Duflo và Abhijit Banerjee đã thực hiện cuộc cách mạng đối với kinh tế học phát triển bằng cách nhấn mạnh vào việc sử dụng các thực nghiệm ngẫu nhiên. Gần đây hơn, các nhà kinh tế học như Emi Nakamura (người nhận Huy chương Clark gần đây nhất) đã đưa thực nghiệm ngẫu nhiên vào kinh tế học vĩ mô, theo truyền thống thì đây là ngành kinh tế học lý thuyết nhất và ít thực nghiệm nhất, và một ngành có những hạn chế đã trở nên đầy tai tiếng sau cuộc Đại suy thoái.

Không phải là không có ai chỉ trích cuộc cách mạng này. Russ Roberts, một nhà kinh tế học tại Hoover Institution và là người dẫn chương trình podcast – phát thanh qua mạng internet – nổi tiếng EconTalk, đã viết một bài viết có ảnh hưởng vào năm 2017 bác bỏ việc chuyển sang nghiên cứu thực nghiệm vì như thế là đẩy ngành học này sa lầy vào các tranh cãi khó giải quyết được về việc đọc dữ liệu. Ông cảnh báo: “Các con số không tự nói được.” Có quá nhiều con số. Chúng ta cần một số loại lý thuyết để giúp chúng ta quyết định chúng ta cần lắng nghe những con số nào. Không thể tránh khỏi, những thành kiến ​​và động cơ của chúng ta đã ảnh hưởng đến những con số mà chúng ta nghĩ đó là những con số có tiếng nói lớn nhất.” Ông tố cáo hầu hết các nhà kinh tế thực nghiệm chỉ là “những nhà thống kê ứng dụng”.

Russ Roberts (1954-)
Tyler Cowen (1962-)

Nhưng những người như Roberts đang ở thế phòng thủ. Đồng nghiệp ở George Mason của ông, Tyler Cowen, người theo chủ nghĩa truyền thống, nói với tôi rằng ông rất hào hứng với lớp học. “Tôi ủng hộ thực nghiệm, và hơn thế nữa trong học thuật, và vì lý do đó tôi chấp thuận,” ông viết. “Tất nhiên đó không phải là những gì tôi làm, đó là vi mô truyền thống hơn, nhiều lý thuyết hơn, ít trùng lặp hơn với xã hội học. Nếu có giảng viên tuyệt vời, thì đó thực sự là điều quan trọng”.

Và Chetty đã làm được nhiều điều hơn bất cứ ai để điều chỉnh lại quan niệm của công chúng về kinh tế học như một loại kinh tế mà cuộc cách mạng về độ tin cậy đã tạo ra: một loại kinh tế học của những nghiên cứu thực nghiệm tiến bộ, cẩn trọng chứ không phải những lý thuyết bao quát.

Cuộc chiến giành môn học Econ 101

Và bây giờ cuộc cách mạng về độ tin cậy đã đến với Econ 101.

Trong nhiều thập kỷ nay, khóa học nhập môn kinh tế học của Harvard đã được giảng dạy bởi một trong hai cựu chiến binh trong các đời tổng thống của Đảng Cộng hòa: Martin Feldstein, cố vấn học tập ở đại học của Chetty, hoặc Greg Mankiw, nhà kinh tế trưởng của George W. Bush.

Feldstein, từ lâu được đồn đại là một trong những nguồn cảm hứng cho Ông Burns trong The Simpsons, đã dẫn dắt khóa học từ năm 1984 đến năm 2005, khi ông giao nó cho Mankiw; cả hai đều bắt đầu dẫn dắt khóa học khi trở lại Harvard sau thời kỳ làm chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng.

Giáo sư Martin Feldstein giảng bài buổi cuối cùng của môn Ec 10 tại Harvard vào ngày 4 tháng 5 năm 2005Ảnh Suzanne Kreiter/The Boston Globe qua Getty Images

Feldstein và Mankiw là những nhà lãnh đạo hoàn hảo cho khóa học. Cả hai đều viết thường xuyên cho độc giả bình dân và có phần không chính thống đối với đảng Cộng hòa. Feldstein trở thành kẻ cáu kỉnh trong Nhà Trắng của Reagan khi than phiền về thâm hụt ngân sách tăng vọt và yêu cầu tăng thuế nếu việc cắt giảm của Reagan tiếp tục tăng thêm nợ. Mankiw là một người ủng hộ cho thuế carbon một cách đáng chú ý và đã ký vào một bản tóm tắt của Tòa án Tối cao ủng hộ hôn nhân đồng giới.

Vì vậy, họ không phải là những người có ảnh hưởng mà hoàn toàn xa lạ đối với đa số sinh viên theo cánh trung tả, nhiều sinh viên hướng đến sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính và tư vấn. Họ có thể gặp các lớp học ở mức trung lập và trình bày về kinh tế học nhập môn theo cách phản ánh thế giới quan của họ nhưng vẫn có thể tiếp cận được với nhóm sinh viên thiên tả.

Quá trình khóa học của Mankiw dựa vào sách giáo khoa của chính ông (gần đây nhất là phiên bản trực tuyến, có giá khá cao là 132 đô la), bản thân điều này đã gây ra một số sự kinh ngạc. Đó là một chương trình giảng dạy rất truyền thống. Trọng tâm là ý tưởng rằng chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch chuyển cho đến khi bạn đạt đến trạng thái cân bằng, nơi nhu cầu của cả hai bên được đáp ứng một cách hiệu quả. Cuốn sách có thảo luận về các thị trường không có tính cạnh tranh, khi độc quyền và quyền lực của người sử dụng lao động dịch chuyển kết quả đầu ra ra khỏi trạng thái cân bằng “tự nhiên” và hướng tới các kết quả thuận lợi hơn cho các công ty, nhưng chúng là một ngoại lệ đối với tiêu chuẩn ngầm của thị trường cạnh tranh.

Do đó, một hàm ý tự nhiên là việc can thiệp vào hoạt động cạnh tranh của thị trường thường gây hại nhiều hơn lợi. Ví dụ, cuộc thảo luận của Mankiw về mức lương tối thiểu nhấn mạnh nhiều vào ý tưởng rằng mức lương tối thiểu gây ra thất nghiệp. “Nếu chính phủ không can thiệp, tiền lương thường sẽ tự nhiên điều chỉnh để cân bằng cung lao động và cầu lao động,” ông viết, giới thiệu biểu đồ dưới đây, kết luận, “Kết quả [của mức lương tối thiểu] là thất nghiệp.”

Cách thức sách giáo khoa Ec 10 truyền thống giải thích về tiền lương tối thiểu. Nguyên lý kinh tế học/N. Gregory Mankiw

Đó là một ví dụ nhỏ, nhưng có nhiều ví dụ khác xuyên suốt cuốn sách và do đó trong cả lớp. Chương tám của sách giáo khoa của Mankiw là một cuộc khám phá dài về các chi phí kinh tế của việc đánh thuế.

Stephen Marglin (1938-)

Thorstein Veblen (1857-1929)

Trong những năm qua, Ec 10 đã gây ra sự bất đồng đáng kể từ phía cánh tả. Từ năm 2003 đến năm 2010, Stephen Marglin đã giảng dạy một bài nhập môn mang tính thiên tả, không chính thống, theo một cách khác về kinh tế học tại Harvard. Marglin đã từng là một nhà lý thuyết kinh tế chính thống vững chắc và khá phi thường. Nhưng chẳng bao lâu sau khi vào biên chế, vào một lần trong số những trò đùa thực sự vĩ đại trong lịch sử học thuật, ông đã trở thành người ủng hộ triệt để việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Trong một vài bài viết có ảnh hưởng ngay sau đó có tiêu đề “Các ông chủ làm gì?” câu trả lời của ông về cơ bản là “ăn cắp của công nhân”.

Joseph Schumpeter (1883-1950)

Lớp học của Marglin đồng thời giới thiệu và phê bình các giả định cơ bản của kinh tế học chính thống. Các bài đọc bắt buộc đối với sinh viên kết hợp các văn bản cổ điển như Lý thuyết về xã hội tiêu dùng của Thorstein Veblen và Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xã hội và Dân chủ của Joseph Schumpeter với nhiều bài định tính hơn như Zen và Nghệ thuật bảo dưỡng xe máy và một bài viết về tầm quan trọng của cộng đồng trong văn hóa Amish. Không có gì ngạc nhiên khi lớp học không có bất kỳ sự ủng hộ nào từ những người còn lại trong Khoa Kinh tế. Marglin đã cùng với một đồng nghiệp duy nhất bỏ phiếu để khóa học được liệt kê vào danh mục của Khoa Kinh tế; cuối cùng, môn học này thậm chí không được tính là một môn học của chuyên ngành kinh tế.

Phiên bản Chetty của Econ 101

Chetty không phải là giảng viên bị bỏ rơi của Khoa Kinh tế như Marglin; ông thực sự là một trong những thành viên được yêu mến nhất của khoa. Nhưng Kinh tế học 1152, so với khóa học của Marglin, là một sự chuyển hướng không kém tham vọng để thoát khỏi môn kinh tế học nhập môn tiêu chuẩn.

Đọc qua sách giáo khoa về nhập môn kinh tế học của Mankiw, người ta có cảm giác rằng kinh tế học là nghiên cứu về cung và cầu. Đọc qua chương trình môn Economics 1152 của Chetty, người ta có một cảm nhận rất khác về lĩnh vực này. Kinh tế học mà ông mô tả, về cơ bản, là một loại thống kê ứng dụng, một nỗ lực sử dụng dữ liệu định lượng để trả lời các câu hỏi về xã hội.

Chetty không ghét lý thuyết. Phần lớn công việc của ông được thúc đẩy bởi mong muốn khám phá và kiểm tra các lý thuyết phổ biến; công việc của ông về khả năng hiển thị thuế thương vụ đã thách thức giả định rằng người tiêu dùng kết hợp một cách hợp lý chi phí của tất cả các loại thuế và công trình của ông về tiết kiệm để hưu trí đã thách thức ý tưởng rằng trợ cấp cho hành vi này nhất thiết phải sẽ làm cho quỹ tiết kiệm được tăng thêm. Một số công trình ban đầu của ông, như một bài viết về ảnh hưởng của lãi suất đối với đầu tư doanh nghiệp, liên quan đến việc xây dựng mô hình nhiều hơn là thu thập bằng chứng.

Chetty nói với tôi trong văn phòng của ông rằng: “Có một quan điểm xem kinh tế học là việc nghiên cứu về giá cả và thị trường, và các biện pháp động viên. Và cho rằng kinh tế học về cơ bản là thế.” “Tôi hiểu quan điểm này. Tôi xem quan điểm này như một trở ngại. Quan điểm này phụ thuộc vào việc bạn muốn xác định một trường dựa trên các câu hỏi hay dựa trên các công cụ của nó.”

Giáo sư Raj Chetty giải thích tác động của việc gia tăng bất bình đẳng về thu nhập trong lớp Economics 1152, vào ngày 23/04/2019. Ảnh Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Môn Kinh tế học 1152 về cơ bản là về các công cụ – học cách sử dụng công cụ, học khi nào nên sử dụng công cụ nào và học các công cụ có thể làm những gì và không thể làm những gì cho bạn. Và môn học này đào tạo sinh viên sử dụng những công cụ đó để nghiên cứu sự bất bình đẳng, cụ thể là: bất bình đẳng trong khu dân cư của họ, về nhà ở, về giáo dục, và hơn thế nữa. Thay vì có những vấn đề hàng tuần được sắp xếp thành từng bộ (phương pháp sư phạm tiêu chuẩn trong hầu hết các lớp nhập môn kinh tế học), Ec 1152 yêu cầu sinh viên hoàn thành bốn dự án lớn trong đó sinh viên trực tiếp phân tích dữ liệu.

Một dự án yêu cầu sinh viên kiểm tra dữ liệu về tính cơ động mà Chetty và các đồng tác giả của ông đã thu thập và xem mức độ cơ động khác nhau như thế nào trong và xung quanh quê hương của sinh viên. Một dự án khác yêu cầu sinh viên phân tích một thực nghiệm đang diễn ra có cung cấp phiếu mua nhà để khuyến khích các gia đình nghèo dọn đến các khu vực có cơ hội cao hơn.

Tôi đã rất ngạc nhiên về mức độ nghiêm ngặt của các dự án này. Nó không chỉ đòi hỏi kiến ​​thức về các phương pháp mà còn phải biết tại sao phải sử dụng các phương pháp cụ thể nào đó chứ không phải các phương pháp khác. Nếu Ec 10 dạy sinh viên các khái niệm kinh tế, thì Ec 1152 hướng đến việc dạy sinh viên làm kinh tế – hoặc ít nhất là kiểu kinh tế học mà Chetty và các đồng nghiệp của ông làm.

Và các khái niệm mà môn học truyền đạt hầu hết là các khái niệm từ cuộc cách mạng về độ tin cậy: về cách thức biết được từ dữ liệu rằng nguyên nhân nào đã gây ra điều gì, chứ không phải là cách thức dự đoán tác động của chính sách chính phủ từ một mô hình cung/cầu đơn giản.

Adam Looney
Kory Kroft

Vào tuần lễ mà tôi đến thăm lớp học (và tiết lộ đầy đủ, tôi đã nói chuyện với trung tâm nghiên cứu của Chetty trong khuôn viên trường), một phần lớn bài giảng của Chetty tập trung vào bài viết của ông với Adam Looney và Kory Kroft về tầm quan trọng của thuế thương vụ (sales tax, tương đương với thuế VAT – ND) khi họ cho niêm yết giá đã bao gồm thuế thương vụ mới trên mặt hàng, trên bàn chải tóc và đồ trang điểm tại một số cửa hàng tạp hóa ở California.

Bài viết kết luận – không có gì đáng ngạc nhiên đối với người dân thường nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên đối với các nhà kinh tế chính thống hơn – rằng bao gồm thuế thương vụ vào giá khiến mọi người ít có khả năng mua các mặt hàng hơn. Chetty đã giải thích ngắn gọn tầm quan trọng thực sự của phát hiện này (nó cho thấy rằng người tiêu dùng không hoàn toàn duy lí và không phải lúc nào cũng tính đến những chi phí ẩn khi họ mua sắm).

Nhưng hầu hết cuộc thảo luận của Chetty trong bài viết là về phương pháp luận của ông, điều mà trong kinh tế học gọi là phương pháp tiếp cận “hiệu kép” (differences in difference hay DID). Điều quan trọng là mức doanh số của các sản phẩm không bị ảnh hưởng trong các cửa hàng thay đổi như thế nào từ khi bắt đầu (26,48 được bán mỗi tuần) đến cuối (27,32 được bán mỗi tuần) của thực nghiệm so sánh với mức doanh số của các sản phẩm bị ảnh hưởng với nhãn mới thay đổi như thế nào: từ 25,17 mỗi tuần đổi thành 23,87 mỗi tuần.

Các phần thảo luận cho lớp học, do các giảng viên là nghiên cứu sinh sau đại học của Chetty điều hành, đã góp phần đẩy quan điểm của họ tiến xa hơn. Michael Droste và John Macke, những sinh viên sau đại học mà tôi đã dự giờ thăm lớp, nhấn mạnh rằng công cụ hiệu kép là một kỹ thuật chung có thể được sử dụng trong các trường hợp ngay cả khi một thực nghiệm thực tế chưa được tiến hành.

Họ đã dạy sinh viên của họ những ý tưởng lớn. Nhưng đó là ý tưởng về những nguyên nhân nào gây ra điều gì – chứ không nói về cung và cầu.

John Macke, giảng viên là nghiên cứu sinh sau đại học, đang giám sát phần thảo luận tại lớp Kinh tế học 1152 của Raj Chetty. Ảnh Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Và lớp học cố gắng nói rõ những gì kinh tế học có thể và không thể làm được, nói với sinh viên về chính sách công. Nếu Ec 10 nói với sinh viên rằng mức lương tối thiểu là không hiệu quả, rằng thuế làm tổn hại đến tăng trưởng, thương mại tự do nâng tất cả các tàu thuyền, v.v., thì Ec 1152 cố gắng phân biệt rõ ràng giữa sự kiện thực nghiệm và giá trị đạo đức.

Chetty đề cập rằng ông đã từng thăm dò ý kiến ​​sinh viên của mình về mức thuế cao nhất nên là bao nhiêu. “Mức trung vị là 50 phần trăm; rất nhiều sinh viên nói là 60-70%,” Chetty nhớ lại. “Tôi [đã nói], bạn không nên đặt nặng sở thích của tôi về vấn đề đó. Hãy hiểu rõ: Đó là một đánh giá về giá trị.”

Ông nói rằng một sinh viên đã đến gặp ông sau bài giảng đó và nói, “Tôi thực sự đánh giá cao rằng thầy đã làm điều đó, thầy đã rất rõ ràng về giá trị là gì và điều gì chúng ta có thể cho là đúng.”

Kinh tế học cho mọi người

Có khả năng cao là những người trẻ trong lớp này sẽ trưởng thành để thực thi quyền lực đối với cuộc sống của bạn.

Chuck Schumer (1950-)

Có sáu cựu sinh viên Đại học Harvard trong Thượng viện, bao gồm cả Lãnh đạo thiểu số Chuck Schumer, và 11 cựu sinh viên trong Hạ viện Hoa Kỳ. Chánh án Tòa án Tối cao là một cựu sinh viên Đại học Havard. Mark Zuckerberg đã nói đùa về việc ngủ gục suốt buổi nghe giảng môn Ec 10. Theo một cuộc khảo sát trong khuôn viên trường của tờ báo sinh viên, 18% sinh viên tốt nghiệp Harvard làm công việc tư vấn, nơi họ có thể môi giới các kế hoạch tái cấu trúc khiến bạn mất việc làm và 18% khác đi vào lĩnh vực tài chính, nơi họ có thể khiến rất nhiều người mất việc làm.

Điều đó tạo nên sự thay đổi căn bản trong việc giảng dạy kinh tế của trường đại học. Điều quan trọng là không chỉ ở Harvard mà còn trên thế giới, theo quy tắc của giới lãnh đạo chính trị Mỹ, sinh viên tốt nghiệp Harvard được tin tưởng giao cho quản lý. Thật vậy, điều này có thể thay đổi những sinh viên Harvard được đưa vào con đường dẫn đến quyền lực.

Khi Chetty lần đầu tiên đưa ra một phiên bản thu nhỏ trong một thời gian ngắn ngủi với tư cách là giáo sư tại Stanford, ông đã nhận thấy một sự thay đổi lớn trong kiểu sinh viên mà ông đang thu hút. “Tôi nhớ rất rõ ở Stanford, và nó cũng đã xảy ra ở đây, có ba phụ nữ Mỹ gốc Phi trong giờ hành chính của tôi, chẳng hạn, trong lớp học này,” ông nhớ lại. “Nói chung trong các lớp kinh tế học, bạn không có hiện tượng này.”

Các con số thể hiện điều đó. Bốn mươi chín phần trăm sinh viên là phụ nữ, so với 38 phần trăm cho toàn bộ các lớp kinh tế học (và 40,5 phần trăm cho học kỳ thứ hai của Ec 10). “Về các khía cạnh khác, chúng tôi đã kiểm tra – ví dụ: chủng tộc và thu nhập của cha mẹ – khóa học trông khá giống với các lớp khác ở Khoa Kinh tế và trong Trường Đại học,” Chetty giải thích trong một email. Nhưng sinh viên da màu, và có thu nhập của cha mẹ thấp hơn, tìm thấy nhiều điều để kết nối trong chương trình học.

Sinh viên năm thứ hai, Jaide Talmadge, cho biết cô đang tham gia khóa học của Chetty để xem xét các vấn đề công bằng xã hội từ góc độ kinh tế. Ảnh Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Naomi Vickers, một sinh viên năm thứ hai, đã ghi lại kinh nghiệm của gia đình mình với sự phân biệt đối xử ở Richmond, Virginia, trong dự án đầu tiên của cô ấy cho lớp học.

Cô nhận thấy dữ liệu có liên quan ngay đến lịch sử cá nhân của mình. Cô lưu ý rằng nghiên cứu địa lý của Chetty đã phát hiện ra rằng nhiều gia đình nghèo di chuyển giữa các khu vực láng giềng đều có cơ hội thấp, chứ không phải từ khu vực có cơ hội thấp đi đến khu vực có cơ hội cao.

“Khi tôi xem xét những nơi tôi đã chuyển đến, tôi thấy rằng gia đình tôi khá phù hợp với xu hướng này,” cô nhớ lại. “Chúng tôi từng chuyển đến các khu vực khác, tương tự cũng có tính cơ động thấp.”

“Tôi lớn lên và nghe kể về bà của tôi là một trong những người da đen đầu tiên có thể mua một ngôi nhà ở East End bởi vì quy định của liên bang – tiếp theo là sự phân biệt đối với khu vực tư nhân – đã buộc thị trấn phải phân chia theo chủng tộc,” cô viết trong dự án của cô, hiển thị sự phân chia bằng cách sử dụng bản đồ vẽ trên cơ sở dữ liệu về các chính sách phân biệt đối xử (redlining).

Cô cho thấy sự phân chia tương tự giữa tuổi thơ trong nội ô thành phố và gần ngoại ô bộc lộ ra sao khi bạn tìm hiểu dữ liệu của Chetty: “bất kể chủng tộc hay thu nhập, trẻ em lớn lên ở các quận xung quanh có khả năng theo trung bình cơ động đi lên cao hơn nhiều so với trẻ em lớn lên ở thành phố tỉnh lẻ.”

Vickers học tập trung về kinh tế học nhưng trước đây đã không thể kết nối lịch sử cá nhân của cô với bài học như thế này – mặc dù cô ấy và một số bạn học da đen đã theo ngành kinh tế học nhằm đặc biệt khám phá các vấn đề xung quanh bất bình đẳng, công bằng chủng tộc và tính cơ động.

Kayley Elizabeth Miller, người tham gia phiên bản đầu tiên của khóa học tại Stanford, cũng thấy việc sử dụng tài liệu để tìm hiểu về cội nguồn của mình. “Tôi đến từ Tây Virginia – ở Stanford, không có nhiều sinh viên đến từ Tây Virginia,” cô nói. “Và trong rất nhiều nghiên cứu này, chúng tôi nhận ra rằng sinh viên nông thôn rất ít được tiếp cận với giáo dục đại học”.

Vì vậy, sau khóa học, Miller đã bắt đầu một nhóm có tên là Project KEY nhằm mục đích cung cấp dịch vụ tư vấn đại học cho sinh viên ở Tây Virginia. Và, giống như những gì cô đã học được trong lớp của Chetty, cô sắp xếp ngẫu nhiên lớp học nào sẽ nhận tư vấn, cô khảo sát sinh viên và hy vọng sử dụng dữ liệu để có được một thước đo thực nghiệm đúng sự thật về tác động của chương trình của cô.

Cô có một trường để đối chứng và các trường để xử lí (tư vấn – ND) và các phòng học để đối chứng và xử lí tại các trường học. “Tôi tìm kiếm hiệu ứng lan tỏa giữa các trường, chỉ cần sinh viên nói về nó. Và sau đó suốt trong năm, tôi đã xem xét dữ liệu hành chính của các năm trước ở các trường học.”

Với một chút tự hào, cô ấy nói với tôi, “Nhóm trở nên khá mạnh mẽ.”

Vickers và Miller chỉ là hai sinh viên trong số hàng trăm sinh viên – bao gồm nhiều người có thể chưa bao giờ học kinh tế nếu không có lớp học. Chetty nhấn mạnh rằng lớp học của ông không phải là sự thay thế thuần túy cho Ec 10. Ông lập luận rằng các sinh viên đang theo học lớp của ông để bổ sung cho môn Ec 10.

Jason Furman (1970-)
David Laibson (1966-)

Ec 10 cũng đã tự phát triển và sẽ tiếp tục phát triển. Jason Furman, cựu kinh tế gia trưởng của Obama, người sẽ cùng với đồng nghiệp David Laibson, tiếp quản Ec 10 từ Mankiw vào mùa thu này, cho biết ưu tiên là cho sinh viên thấy rằng “các nhà kinh tế học nghiên cứu bất bình đẳng về thu nhập, nhà kinh tế học nghiên cứu về giới, nhà kinh tế học nghiên cứu về chủng tộc, và mang tất cả các chủ đề đó vào lớp học.” Ông cũng công nhận Mankiw nhờ vào việc ông ấy đã di chuyển đường cong của Ec 10 để phù hợp với đường cong của các lớp Harvard khác đông sinh viên, dựa trên nghiên cứu cho thấy việc chấm điểm khó khăn một cách không cần thiết đối với các lớp kinh tế học đã không khuyến khích phụ nữ theo học một cách tương xứng.

Nhưng Ec 1152 rõ ràng đã tiếp cận một phần sinh viên mà Ec 10 đã từng không tiếp cận được theo cách tương tự. Và nó chỉ ra cách thức dạy kinh tế học nhập môn như một bài giới thiệu để làm kinh tế – chứ không chỉ quan sát nó từ xa.

Khuôn viên Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Ảnh Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

ĐÍNH CHÍNH: Đoạn này ban đầu nói rằng Russ Roberts dạy tại George Mason; vào năm 2012, ông đã chuyển đến Hoover Institution. Chúng tôi rất tiếc về sự nhầm lẫn này.

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn: The radical plan to change how Harvard teaches economics“, Vox, 22.5.2019.

———————&&&———————

Những nan đề của toán học Việt Nam

Những nan đề của toán học Việt Nam

(Nguồn: https://tiasang.com.vn/)

Trên con đường khám phá cái đẹp riêng biệt của toán học, các nhà nghiên cứu Việt Nam có khi nào nghĩ đến những bài toán ứng dụng ngoài thực tế và việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội? Vấn đề đằng sau câu hỏi mà nhiều người vẫn thường nghĩ đến này thực ra còn phức tạp hơn người ta tưởng, thậm chí giải pháp cho nó không phải lúc nào cũng nằm trọn vẹn trong tay người làm toán.


Giáo sư Phạm Hi Đức (Pháp) giảng bài tại Viện John von Neumann. Nguồn: JVN

Không hẹn mà gặp, tọa đàm “Hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu Toán học tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm và tiềm năng phát triển” do Viện Toán học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) tổ chức vào ngày 25/9/2020 và tọa đàm “Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực vật lý” do Hội đồng ngành Vật lý (Hội đồng giáo sư nhà nước), Hội đồng ngành Vật lý Quỹ NAFOSTED và trường Đại học Phenikaa tổ chức trước đó hai tháng cùng phản ánh một nỗi niềm chung của những người làm nghiên cứu: vai trò của lĩnh vực khoa học họ đang theo đuổi trong xã hội như thế nào? liệu lĩnh vực của họ có thể đóng góp gì cho một xã hội có tốc độ thay đổi chóng mặt như hiện nay? Đó cũng là suy tư gói gọn trong câu hỏi “Ích gì, toán học?” mà giáo sư Hà Huy Khoái từng chia sẻ trên Tia Sáng năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM).


Dường như tại Việt Nam, còn ít người nhận thức đúng về sự cần thiết của toán học, mặc dù trên thế giới, nó được đánh giá là “Không có lĩnh vực khoa học nào thâm nhập và ảnh hưởng đến các lĩnh vực của cuộc sống và công việc như toán học. Từ chế tạo ô tô đến phân làn đường, từ mua bán trong siêu thị đến kiến trúc, từ dự báo thời tiết đến nghe MP3, từ đi tàu đến Internet – tất cả đều là toán!” 1. Đó là lý do vì sao, các nhà toán học đã cùng nhau đánh giá bối cảnh xã hội và vai trò của toán, đặc biệt là toán ứng dụng và ứng dụng toán, tại cuộc tọa đàm diễn ra ở Viện Toán học, nơi những bậc tiền bối như giáo sư Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy… đã gây dựng nên.

“Có thực tế là bác sĩ ở bệnh viện lớn đọc kết quả chụp X quang tương đối chính xác, còn ở bệnh viện địa phương thì trình độ đọc ảnh còn chưa tốt. Do đó, nếu dùng trí tuệ nhân tạo được các nhà chuyên môn ở các viện lớn huấn luyện thì sẽ đem lại hiệu quả với kết quả tương đối chính xác. Chúng tôi có thử trên các tấm ảnh chụp bằng tia X về phổi thì độ chính xác xấp xỉ khoảng 90%. Đây là một vấn đề thú vị về toán học, thành một bài toán hẳn hoi và có thể công bố được”. (Giáo sư Vũ Hà Văn)

Dùng toán đúng lúc, đúng chỗ

Câu chuyện làm toán ứng dụng – dùng các kiến thức toán học để áp dụng trong những lĩnh vực khoa học, kinh tế xã hội khác nhau, bên cạnh việc làm toán học thuần túy – vì muốn khám phá vẻ đẹp của toán học, là điều đã và đang xuất hiện tại Việt Nam. Tuy không được nhiều người biết đến nhưng toán học đã là công cụ hữu ích để góp phần giải quyết những bài toán cụ thể của xã hội, ví dụ như giáo sư Lê Văn Thiêm cùng học trò đã ứng dụng các phương pháp toán học vào các bài toán kỹ thuật liên quan tới các vấn đề nổ mìn định hướng phục vụ giao thông thời chiến, xây dựng khu gang thép Thái Nguyên… cũng như tính toán các bài toán dòng chảy nước mặt, nước ngầm phục vụ thiết kế và xây dựng nhiều công trình thủy điện và quy hoạch ĐBSCL; giáo sư Hoàng Tụy không chỉ dùng vận trù học để làm giảm việc xếp hàng mua bia mà còn đưa việc vận trù học “vận dụng vào kế hoạch hóa và quản lý kinh tế vĩ mô” trong những năm 1970, và “có đóng góp tích cực vào việc xây dựng một cách nhìn thực tế và một tiếp cận khoa học đối với các vấn đề kinh tế xã hội nhằm đưa đất nước vượt qua các khó khăn, ra khỏi cuộc khủng hoảng” 2.



Giáo sư Lê Tuấn Hoa. Ảnh: Hoàng Nam

Những bài toán thực tế mà toán học có thể tham gia muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, người ta vẫn cứ hỏi nhau câu hỏi tưởng chừng muôn thuở “học toán để làm gì”, “toán có thể làm được gì”?. Trong cuộc trao đổi năm 2014 với giáo sư Ngô Bảo Châu (giám đốc khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về toán), giáo sư Ngô Quang Hưng (ĐH Bang New York ở Buffalo, Mỹ) cho rằng “sẽ khá oái oăm khi người ta lên Facebook bằng iPhone, rồi hỏi Toán có ứng dụng gì trong cuộc sống không?”. Tại buổi tọa đàm ở Viện Toán học, câu hỏi đó lại dấy lên giữa những người làm toán. Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này, giáo sư Vũ Hà Văn, giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn, chỉ kể câu chuyện của Viện Dữ liệu lớn “được thành lập cách đây hai năm với hướng đi chính là làm sao để tạo ra tác động lớn từ nguồn dữ liệu của người Việt, chủ yếu công cụ đang sử dụng chủ yếu là toán học, học máy”. Ở đây, các thuật toán sẽ giúp những nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như khoa học dữ liệu, tin sinh học, sinh học phân tử, công nghệ gene… tạo ra những sản phẩm rất cụ thể nhưng không ít tham vọng như lập bản đồ gene người Việt trên 1000 mẫu, cơ sở để góp phần đem đến những ứng dụng rộng rãi trong y học chính xác – một phương thức chẩn đoán, điều trị tiên tiến của ngành y mới được áp dụng một cách đơn lẻ ở Việt Nam; hay phát triển và huấn luyện các hệ AI nhằm khai thác kho dữ liệu hình ảnh y tế hết sức phong phú và sẵn có ở các bệnh viện từ địa phương đến trung ương như chụp X quang, cộng hưởng từ… qua đó giúp công việc chẩn đoán bệnh của các bác sĩ hiệu quả và chính xác hơn.


Chuyện làm toán ứng dụng và chuyển giao sản phẩm cho doanh nghiệp cũng đã xuất hiện trong các trường đại học. Ví dụ mới đây, Khoa Toán Cơ Tin (trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN) đã chuyển giao cho công ty Med Aid sản phẩm AI Contour – một thuật toán học sâu hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh bằng việc khoanh vùng các bộ phận cơ thể với độ chính xác 92% ở vùng đầu và ngực, 83% ở vùng bụng. AI Contour hứa hẹn là công cụ hữu hiệu giúp các bác sĩ lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân ung thư khi đạt được những kết quả đó trong vòng 30 giây.



Giáo sư Vũ Hà Văn đề cập đến việc sử dụng các công cụ toán học để giải quyết một số bài toán ở viện Dữ liệu lớn. Ảnh: Hoàng Nam.

Tuy nhiên, sử dụng toán “đúng lúc, đúng chỗ” ở Việt Nam vẫn còn quá ít ỏi. Dường như các lĩnh vực khác còn chưa biết đến sự hữu dụng của toán học hoặc nếu có thì vẫn chưa thực sự đầy đủ. Tại buổi tọa đàm, giáo sư Lê Tuấn Hoa (Chủ tịch Hội đồng ngành Toán, Hội đồng giáo sư nhà nước) kể lại nỗi ngạc nhiên của giáo sư Klaus Krickeberg, nhà toán học xác suất thống kê từng hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Y tế công cộng, “ông ấy nói với tôi là chỉ ở đất nước Việt Nam thì người làm y học công cộng mới là toàn người từ ngành y chứ không phải là từ ngành toán, còn ở Pháp đa số người làm là từ toán”.


Trong 40 năm nỗ lực làm việc tại Việt Nam, dù giáo sư Klaus Krickeberg luôn luôn nêu bật quan điểm “trọng toán” trong giải quyết vấn đề của y tế công cộng là các nhà toán học cần phải được tuyển dụng vào nhiều vị trí trong hệ thống y tế; các nhà quản lý y tế và nhà nghiên cứu y học nhất thiết phải nhận thức được vai trò của toán học trong y tế công cộng 3 nhưng thực tế thì không có nhiều thay đổi. Lĩnh vực này vẫn còn thiếu quá nhiều người hiểu toán để có thể tận dụng được lợi thế của toán học trong việc giải quyết vấn đề thực tế của ngành mình. Đó là lý do khiến giáo sư Lê Tuấn Hoa cho rằng “tôi không rũ bỏ trách nhiệm của người làm toán nhưng chúng ta phải thấy, dù toán rất quan trọng nhưng nếu không có ông bác sĩ thì toán cũng không làm nổi bài toán y tế công cộng”.


Thiếu những người hiểu toán và làm toán – mắt xích gắn kết quan trọng trong từng lĩnh vực ngành nghề, toán học đang bị “cô lập” trong một lãnh địa riêng, mặc dù có trong tay rất nhiều “bí kíp” có thể giúp gỡ rối ở từng lĩnh vực như logictics, vận chuyển, xếp lịch, phát triển mô hình quản trị đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mô hình mô phỏng trong y tế, giáo dục, kinh tế, môi trường, năng lượng… Tình trạng bị cô lập của toán học giữa những cộng đồng khác đã khiến giáo sư Vũ Hà Văn cho rằng “Nếu mình không mở ra và tạo ra kết nối với các khoa khác thì có thể là ngay cả bản thân khoa Toán cũng sẽ ‘chết’ trong trường đại học của nó”.

Ở đâu, người làm toán ứng dụng?

Trong bối cảnh mà các nhà toán học đều nhất trí cho rằng, thời hoàng kim với tình yêu thật sự với toán và phong trào say mê làm toán đã vụt qua thì ngành này đang đứng trước một thách thức lớn: vấn đề con người. Hiện tại, mục tiêu phát triển toán ứng dụng đang gặp khó khăn đó ngay tại chính Viện Toán học, một trong những nơi nghiên cứu và đào tạo toán hàng đầu Việt Nam. “Muốn phát triển toán ứng dụng nhưng chúng tôi lại thiếu con người. Ngay cả việc triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, đầu tiên là giảng viên giảng dạy vì đào tạo toán ứng dụng cần nhiều kỹ năng của nhiều ngành toán khác nhau. Xây dựng chương trình là một việc nhưng tìm người là việc khác”, phó giáo sư Đoàn Thái Sơn, Viện phó Viện Toán học cho biết.



Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Linh mơ ước đến một ngày có thể áp dụng mô hình trường toán Berlin. Ảnh: Hoàng Nam

Thật đáng lo ngại khi câu chuyện thiếu nhân lực không chỉ diễn ra tại Viện Toán học mà còn là tình trạng chung của nhiều khoa toán các trường đại học từ bắc vào nam – nơi góp phần đào tạo những người hiểu toán và ứng dụng toán. Tuy được giáo sư Phan Quốc Khánh (ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM) đánh giá ‘cửa trên’ về nhân lực “khi so sánh hai trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, có thể thấy số lượng sinh viên gần tương đương nhau nhưng số lượng các giáo viên toán ở trường miền bắc cao gần gấp ba lần so với trường miền nam” song TS Lê Quang Thủy, Viện trưởng Viện Toán ứng dụng và tin đại học (ĐH Bách khoa HN) phân trần: mang tiếng “trăm nghề”, Bách khoa vẫn “thiếu sự đa dạng giữa các ngành, đặc biệt liên quan đến toán ứng dụng. Tôi có liên hệ, nói rõ quan điểm với nhiều bạn nghiên cứu về xác suất thống kê, giải tích số… đang ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam, họ vẫn không chọn chúng tôi vì có những lời mời hấp dẫn hơn ở bên ngoài. Vì thế, Bách khoa hiện đang ‘rỗng’ người dạy các ngành đó”. Anh cho biết thêm, trường có cơ hội mở rộng quy mô đào tạo do ngành toán liên quan đến tất cả các ngành kỹ thuật như điện lạnh, tự động hóa, công nghệ thông tin… nhưng lại không đủ có giảng viên đứng lớp.


Vì vậy, hiện tại tồn tại một nghịch lý là giữa lúc nhu cầu xã hội rất lớn về các ngành mới như AI, quản trị dữ liệu, năng lượng tái tạo… cũng như các ngành truyền thống như nhiệt điện lạnh, cơ khí, tài chính quản trị… thì các trường lại thiếu giảng viên toán ứng dụng. Và không rõ có phải do thiếu nhân lực hay không mà ở một số trường đại học với những chuyên ngành người ta có thể thấy ngay là cần có công cụ toán học cho công việc thì việc dạy toán không còn được coi trọng, “nhiều trường đại học cắt sạch chương trình về toán” theo nhận định của giáo sư Đỗ Đức Thái, trưởng khoa Toán – Tin (trường ĐH Sư phạm HN).


Có thể phần nào giải quyết vấn đề thiếu giảng viên toán bằng việc mở rộng hợp tác với các trường có cùng chung chương trình về toán. Phó giáo sư Vũ Hoàng Linh, hiệu trưởng trường ĐH Khoa học tự nhiên, đề cập đến một mô hình kết hợp đào tạo và nghiên cứu ở Đức: mô hình trường toán Berlin thành lập vào năm 2006 theo Sáng kiến xuất sắc của Bộ Giáo dục Đức với sự tham gia của khoa toán thuộc ba trường ở Berlin là ĐH Kỹ thuật, ĐH Tự do và ĐH Humboldt, nơi có thể tận dụng được nguồn lực trong và ngoài nước Đức, đem lại cơ hội có được một môi trường học tập nghiên cứu toán hết sức đa dạng, phong phú.



Giáo sư Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán – Tin (trường ĐH Sư phạm HN) Ảnh: Hoàng Nam.

Tuy nhiên, việc áp dụng một mô hình kiểu Berlin tại Việt Nam không thuận lợi. Theo phó giáo sư Vũ Hoàng Linh, “cách đây một hai năm, phó giáo sư Lê Minh Hà (VIASM) định xây dựng chương trình toán phối hợp giữa các trường, chủ yếu là toán ứng dụng, nhưng gặp phải rất nhiều vướng mắc”. Vậy đó là những vướng mắc gì? “Đó là do cơ chế. Chương trình đào tạo của mỗi trường do một bộ phận đào tạo quản lý, cấp bằng theo quy chế của Bộ GD&ĐT nên rất khó khăn trong phối hợp đào tạo. Đây là nguyên nhân khiến việc phối hợp chỉ mới theo nghĩa là mời người này người kia sang giảng chứ không phải là có một trường đứng ra điều phối cả chương trình chung”, ông giải thích.


Vì vậy, chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học dữ liệu và Toán ứng dụng với sự tài trợ của Quỹ VINIF hiện diễn ra ở ĐH Bách khoa HN, Viện Toán học và ĐH Khoa học tự nhiên không thể kết nối được với nhau trong khi “nhiều hợp phần giao thoa về nội dung, có thể học chung với nhau được cho đỡ lãng phí nguồn lực”, phó giáo sư Vũ Hoàng Linh nói.


Việc thiếu nguồn nhân lực dạy toán ở các trường đại học kỹ thuật đang được trông chờ sẽ được bù đắp trong nay mai, khi những lứa học sinh phổ thông nhập trường, trong đó có nhiều bạn học chuyên toán. Tuy nhiên, ở góc độ người góp phần “tác động đến việc dạy toán cho nhà trường phổ thông”, giáo sư Đỗ Đức Thái đưa ra một thực trạng đáng buồn về chất lượng học và dạy toán ở trường phổ thông: năng lực tư duy, năng lực suy luận tồi hẳn. Cách giảng dạy ở phổ thông làm tổn hại đến chất lượng, bởi bây giờ ở phổ thông dạy các mẹo mực để làm trắc nghiệm thôi nên việc dạy lý thuyết toán một cách chuẩn chỉnh, căn cơ không được tiến hành như trước đây nữa”. Thực trạng đó cũng diễn ra tại Bách khoa, nơi có thêm một kỳ thi bổ sung với 75% nội dung thi là toán, trong đó 25% theo hình thức tự luận, “rất buồn là có những túi bài trên 50% là 0 điểm phần tự luận”, TS Lê Quang Thủy cho biết.


Nhận xét về đào tạo chuyên toán, giáo sư Đỗ Đức Thái  nhện định: “Hiện nay không còn được như trước do chúng ta đã đổi hướng nó. Trong quá trình triển khai tư tưởng của Olympic toán học, chúng ta đã làm không đúng. Bệnh thành tích chi phối việc dạy toán một cách nặng nề, thậm chí đến mức làm làm biến dạng việc dạy toán học phổ thông ở các trường chuyên hiện nay, được dạy dỗ không còn tử tế như trước nữa”. Từ đó, ông nêu vấn đề “Nếu dạy toán ở phổ thông mà tồi đi thì chúng ta sẽ không có nguồn vào (cho đào tạo về toán ở bậc đại học), mà như thế thì không tìm ra cái phần nổi lên trên để đào tạo nâng cao”.


Rõ ràng, việc giải quyết rốt ráo những vấn đề tồn tại trong đào tạo từ phổ thông đến đại học như vậy không chỉ phụ thuộc vào một mình ngành toán, dù rất cần những tiếng nói cất lên từ ngành toán. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, để thay đổi một cơ chế, một quan điểm bất cập sẽ cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Trong khi sẽ còn rất lâu mới có thể đạt được kết quả như mong đợi thì một hi vọng đã lóe lên từ chính nội bộ ngành toán. “Chúng ta xác định rõ là cần phải mở rộng cộng đồng toán học, trong đó có những nhà toán học và những người ứng dụng toán học; và củng cố cộng đồng những người làm toán không chỉ trong các trường các viện mà còn trong các doanh nghiệp để biết và hiểu được bài toán của họ. Trong thời gian tới, chúng ta cần tổ chức thường niên một diễn đàn, không chỉ là hội thảo thông thường mà là nơi gặp gỡ các cơ quan, ngành công nghiệp để tạo cầu nối gặp gỡ những người có bài toán cụ thể và những nhà toán học có công cụ giải quyết”, phó giáo sư Lê Minh Hà – giám đốc điều hành VIASM, đề cập đến một trong những kế hoạch quan trọng của toán học Việt Nam giai đoạn tới.


Bản thân những người làm toán và học toán cũng cần tự tạo thêm cơ hội cho mình trong tương lai: mở rộng hợp tác với những ngành khác. “Ở trường tôi, khi làm lại chương trình, các khoa sẽ phải nói rõ để khoa toán biết là họ cần những gì, chúng tôi sẽ giải đáp. Nếu đã ngồi làm việc với nhau thì cũng không khó giải quyết lắm, và như vậy chúng tôi mới có thể đảm bảo cái mình dạy thì đúng với cái họ yêu cầu. Lúc tôi thay đổi chương trình, dạy toán cho sinh viên Khoa Hóa đúng thứ toán họ yêu cầu thì học kỳ vừa rồi, sinh viên khoa này đăng ký học toán nhiều hẳn lên”, giáo sư Đỗ Đức Thái nói. Tuy nhiên, điều mà ông ao ước là thay đổi quan điểm dạy toán tận gốc rễ, tức là “sẽ phải chuyển việc thi học sinh giỏi về cho Hội Toán học và biến nó thành thứ Olympic theo đúng tinh thần của toán học, từ đó có thể tạo ra được khát vọng, ham học, ham hiểu biết toán học và vươn lên trong học toán”. 

——

1. https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Mot-cuong-quoc-Toan-hoc–Muc-tieu-phat-trien-toan-hoc-Viet-Nam-2870

2. https://tiasang.com.vn/-giao-duc/toi-uu-trong-khoa-hoc-ky-thuat-kinh-te-va-doi-song-1557

3. https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Toan-hoc-trong-Y-te-cong-cong-Viet-Nam-14007

———————&&&———————

Trường học không tệ như bạn nghĩ

Trường học không tệ như bạn nghĩ

(Nguồn: http://www.trangps.com)

Trường học không tệ như bạn nghĩ, ngược lại, đó là một trong những phát minh tuyệt vời nhất của con người. Nghe tôi nói đến đó, bạn tôi không tin nổi vào mắt mình. Lời khen dành cho trường học lại được phát ra từ mồm của một đứa bỏ đại học từ giữa năm hai như tôi. Vì đâu mà một đứa từ chán ghét trường học lại bỗng chốc hình thành nên những quan niệm thân thiện dành cho nó đến như vậy?

Khi trường học đã là một điều gì quá đỗi bình thường trong cuộc sống của con người, thì hình như, đến độ tuổi 22 này, tôi mới bắt đầu tự hỏi “Ai là người đã phát minh ra trường học?”. 3 tuổi, tôi bắt đầu tự đi bộ đến trường mẫu giáo với một vài đứa loắt choắt trong làng. 6 tuổi, tôi bước vào lớp 1. 11 tuổi, tôi lên lớp 6. 15 tuổi, tôi bước vào cấp 3. 18 tuổi, tôi vào đại học. Tiến trình đó diễn ra nhịp nhàng và hiển nhiên đến nỗi, người ta không có thời gian mà ngừng lại và để mà nghĩ xem vì sao mình phải đi học. Và vì sao trường học ra đời? Và điều gì sẽ xảy ra nếu trường học không xuất hiện trên cõi đời này?
Ta đi học và ta đang tạo ra một sự khác biệt giữa ta và động vật. Động vật chẳng học hành gì cả, chúng cứ thế lớn lên. Con người khác động vật ở chỗ chúng ta tồn tại lý tính. Hồi 3 tuổi, tôi đã bắt chước mẹ tôi ngân nga vài lời bài hát. 4 tuổi, tôi bắt đầu học vẽ. 6 tuổi, tôi biết đọc và biết viết. Trước khi tồn tại trường học, loài người chúng ta dường như tồn tại một bản năng tìm tòi và nghiên cứu, dù ít hay nhiều. Nhà thơ Goethe đã từng nói: “Kẻ nào không biết rút ra bài học của ba ngàn năm thì chỉ sống lần hồi qua ngày”. Và dường như, con người học để không cảm thấy hổ thẹn với chính mình, họ học vì họ là con người. Nhưng trường học xuất hiện từ bao giờ thì lại là câu hỏi khó đưa ra lời đáp trả chính xác. Nhưng thay vì rơi vào vòng luẩn quẩn của câu hỏi trường học xuất hiện từ bao giờ, tôi nhớ đến nhà triết học đầu tiên mà loài người biết tới là Thales (624 TCN – 548 TCN). Thales là người du lịch nhiều. Người ta kể lại rằng ông đã tính chiều cao của một kim tự tháp tại Ai Cập bằng cách đo bóng của nó đúng vào lúc bóng của chính ông trùng với tầm vóc thực của ông. Ông cũng là người dự báo chính xác hiện tượng nhật thực vào năm 585 TCN. Rõ ràng, niềm đam mê học của con người đã xuất hiện từ rất rất sớm. Bạn hẳn còn nhớ Sokrates, nhân vật bí ẩn nhất trong lịch sử triết học. Ông không hề viết dù chỉ một dòng, và cuộc đời ông được chúng ta biết đến phần lớn nhờ Plato, vốn là học trò của ông và đã trở thành nhà triết học vĩ đại nhất lịch sử. Như vậy, có vẻ như, mối quan hệ thầy trò được hình thành trước khi trường học ra đời. Nhưng, cái hình thành trước cả mối quan hệ thầy trò đó chính là niềm khao khát được học của con người và khao khát truyền tải kiến thức của con người đến những cá nhân khác. Con người sẽ không có động lực để truyền thụ kiến thức cho một người không sẵn sàng tiếp thu. Trong tác phẩm “Giết con chim nhại”, bố Anticus nói rằng: “Con sẽ không thể thay đổi được bất kỳ ai trong số họ bằng cách nói đúng, tự họ phải cảm thấy muốn học hỏi, và khi họ không muốn học, thì con không thể làm gì ngoài việc im miệng hoặc nói thứ ngôn ngữ của họ”. Một con người không thể là một người thầy nếu không có học trò, và một con người không thể là một học trò nếu như bản thân anh ta không có nhu cầu học hỏi từ người khác. Như vậy, mối quan hệ thầy trò phải hình thành dựa trên ý chí của cả hai bên. Có thể một bên đến trước, một bên đến sau, nhưng dường như tồn tại một sự đồng điệu nào đó để cả hai tiếp tục hành trình học hỏi lẫn nhau này. Tôi nhấn mạnh “học hỏi lẫn nhau” vì tôi nghĩ rằng một người thầy cũng có thể học từ học trò của mình, dù ít hay nhiều.
Và ngay lúc này, tôi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “trường học đầu tiên xuất hiện như thế nào?”. Chính triết gia vĩ đại Plato đã thành lập ngôi trường đầu tiên mang tên Academy ở Athens (nơi mà ông chủ trì cho tới khi qua đời) vào năm 385 TCN và trường bị đóng cửa vào năm 529 CN bởi Hoàng đế La Mã Justinian I – người lo sợ rằng ngôi trường là nguồn gốc của chủ nghĩa ngoại giáo và là một mối đe dọa với Cơ đốc giáo. Trong hơn 900 năm hoạt động, chương trình giảng dạy của Academy gồm thiên văn học, sinh học, tóan học, lý thuyết chính trị và triết học. Plato từng khát khao Academy là nơi nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo tương lai, khám phá ra cách xây dựng một chính quyền tốt hơn cho các thành bang Hy Lạp. Trong thế giới tri thức, tôi không bao giờ quên được câu nói: “Phẩm chất duy nhất cần thiết để trở thành một triết gia giỏi là ngạc nhiên”. Và suy rộng ra, phẩm chất duy nhất cần thiết để trở thành một con người thực thụ là khả năng tò mò khai phá bản năng tìm tòi, nghiên cứu của chính mình. Vì vốn dĩ, việc học hỏi thuộc về bản năng của con người. Nếu một người nào đó nói rằng họ không nhất thiết phải học, họ không nhất thiết phải có tri thức giữa cuộc sống này, phải chăng là vì họ quá đỗi bất hạnh? Và họ mới chính là những người cần được khai mở tri thức nhiều nhất, chẳng qua bản năng của họ đã bị đục mờ, và bạn – với tư cách người khai mở tri thức cho họ, cần phải ra sức nạo vét, đẩy tan phần đục mờ ấy cho họ.
Trong chuyến thăm ngắn ngày của tôi đến Côn Đảo, nơi mà người ta ví là địa ngục trần gian, tôi nhận ra rằng nhà trường sinh ra ngay từ chính địa ngục ghê sợ và vô nhân đạo ấy. Một nơi ám nặng mùi tử thần, ám nặng mùi máu tanh, nơi mà mỗi người Việt Nam yêu nước bị hành hình tàn bạo, sống không ra sống, chết không ra chết, và thậm chí một cái chết còn sướng hơn cảnh phải sống đày đọa như thế, thì họ vẫn học hỏi lẫn nhau. Người ta vẫn khâu tay những túi vải, người ta vẫn dạy nhau những chữ cái để không quên hình hài tiếng mẹ đẻ, người ta vẫn vang lên những tiếng hát tự hào dân tộc. Hồi tưởng lại khung cảnh năm nao, lòng tôi bỗng trào dâng niềm xúc động nghẹn ngào. Trường học vẫn mọc lên giữa cảnh tù đày, máu tanh và oan ức. Câu chuyện ấy truyền cảm hứng mạnh mẽ đến việc học của mỗi chúng ta trong ngày hôm nay.
Vậy thì cớ sao, ngày hôm nay, người trẻ chúng ta dễ dàng chán ghét trường học đến như vậy? Có lẽ, đó cũng là một câu hỏi gây nhiều nhức nhối trong tâm trí tôi. Vì chính tôi là một người bỏ học ở trường đại học.
Để được lý giải, đọc tiếp bài: “Cách học tốt nhất là tự tạo dựng trường học cho chính mình

——————–&&&——————–

Trường lớp đang giết chết năng lực sáng tạo?

Trường lớp đang giết chết năng lực sáng tạo?

(Nguồn: https://khoahocphattrien.vn/)

Đó là tiêu đề bài diễn thuyết gây chấn động của GS Ken Robinson vào năm 2006, cũng là bài nói chuyện đạt nhiều lượt xem nhất trong lịch sử TED Talk cho tới nay.

Giết chết năng lực sáng tạo bằng nỗi sợ sai
Bài nói thể hiện rõ quan điểm: mọi đứa trẻ đều có tài năng, và hệ thống giáo dục của chúng ta đang lãng phí điều đó một cách không thương xót. Có rất nhiều người xuất chúng và sáng tạo, nhưng lại không phát triển được tiềm năng của bản thân, dành cả tuổi trẻ nghĩ rằng mình vô dụng, bởi những điều họ làm tốt thì lại không được đánh giá cao ở trường học.

Ken Robinson: Nếu không được giáo dục để sáng tạo, chúng ta sẽ bị giáo dục để từ bỏ năng lực sáng tạo.
Tất cả các hệ thống giáo dục trên hành tinh này đều có chung một thứ tự ưu tiên các môn học. Đứng đầu luôn là môn Toán và Ngôn ngữ, tiếp theo là các môn Khoa học nhân văn, và xếp cuối cùng là những môn Nghệ thuật.
Ken Robinson khẳng định: Toán và Khoa học quan trọng, nhưng Nghệ thuật cũng vậy. Và trong trường lớp, khả năng sáng tạo của học sinh nên được quan tâm, chú trọng ngang bằng với khả năng đọc, viết, làm toán.
“Tôi tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: nếu chúng ta không được giáo dục để khai phóng sáng tạo, thì chúng ta sẽ đánh mất nó. Hay đúng hơn, chúng ta sẽ bị giáo dục để từ bỏ năng lực sáng tạo” – ông nói.
Kẻ thù lớn nhất của sáng tạo là nỗi sợ thất bại. “Chăm, ngoan, vâng lời” – lời phê phổ biến trong sổ liên lạc – cho thấy điều được đánh giá cao ở trường học là khả năng tuân lệnh và làm theo hướng dẫn, chỉ thị của giáo viên. Những lò luyện thi, những lớp luyện đề còn có sức hút bởi nỗi sợ thất bại và thua thiệt của cả phụ huynh lẫn học sinh. Bên cạnh đó, không chỉ các lời giải mẫu hay bài văn mẫu được tham khảo nhiều, các lớp học mỹ thuật – nơi học sinh tạo ra những bức tranh đèm đẹp và giống nhau – cũng ngày càng phổ biến. Đến độ ông Tham Khai Meng, đồng chủ tịch và giám đốc sáng tạo toàn cầu của công ty Ogilvy & Mathe, phải thốt lên: “Vẫn có những lớp học về Nghệ thuật Viết và Nghệ thuật Hội họa, nhưng những gì giáo viên dạy lại chỉ là sự vâng lời”.
Phải chăng đó là thứ “giáo dục giết chết sáng tạo” mà Ken Robinson nhắc tới – những lớp học khiến con người yêu thích sự an toàn, khuôn mẫu, và e ngại thử nghiệm; những lớp học không cho phép học sinh được sai.
Ai đã từng đi học, hẳn thấm thía nỗi lo khi thầy cô gọi lên bảng, cảm giác bồn chồn khi nhận điểm bài kiểm tra cuối kì, và nỗi sợ khi đọc những lời phê trường học gửi về cho cha mẹ.
Vì sao lại cần quá nhiều nỗi sợ trong lớp học? Liệu chúng ta có thể thay thế nỗi sợ bằng sự tin tưởng? Liệu giáo viên có thể tin vào tiềm năng trong mỗi học sinh, và học sinh có thể tìm thấy cảm giác an toàn, nâng đỡ ở thầy cô giáo? Liệu chúng ta có thể khiến học sinh hào hứng khi lên bảng, tò mò khi làm bài kiểm tra, và được tiếp thêm động lực khi nhận lời phê trong sổ liên lạc?

Ken Robinson sinh năm 1950 tại Anh, là một nhà giáo dục dành nhiều tình yêu và tâm huyết cho việc thúc đẩy sự sáng tạo trong xã hội. Ông từng làm việc với các chính phủ, cơ quan quốc tế, hệ thống giáo dục, tập đoàn toàn cầu, cùng vài tổ chức văn hóa hàng đầu thế giới nhằm khai phá năng lượng sáng tạo trong mỗi cá nhân và trong cộng đồng.
Ông được tạp chí Fast Company ca ngợi là một trong những nhà tư tưởng ưu tú của thế giới về sự sáng tạo và đổi mới. Năm 2003, ông được nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ vì những cống hiến của ông trong nghệ thuật sáng tạo. Năm 2019, ông giành giải thưởng Nelson Mandela vì mang lại những thay đổi tốt đẹp cho thế giới.
Ken Robinson cũng là tác giả cuốn sách “Trường học sáng tạo/ Creative school” đề cập đến việc thay đổi và chuyển hóa những khó khăn của các nền giáo dục trên thế giới, hiện đã được dịch ra 15 thứ tiếng.
Ông qua đời ngày 21/8/2020 bởi căn bệnh ung thư.

Nuôi dưỡng tính sáng tạo – cơ hội cho tương lai
Trong một bài diễn thuyết khác, Ken Robinson khẳng định: “Không có một hệ thống giáo dục hoặc một ngôi trường nào có thể đóng vai trò quan trọng hơn người thầy được. Người thầy là huyết mạch của một ngôi trường thành công.” Bởi vai trò của thầy cô không đơn thuần là xuất hiện trong lớp, cung cấp và chuyển giao kiến thức.
Trước đó, nhà giáo dục William Arthur Ward cũng từng nói, “Người thầy trung bình sẽ chỉ rao giảng. Người thầy tốt sẽ giải thích. Người thầy giỏi sẽ minh họa. Và người thầy tuyệt vời sẽ truyền cảm hứng”. Với Ken Robinson, người thầy tuyệt vời còn đóng vai trò cố vấn và đánh thức sự tò mò, say mê ở học trò. Họ cũng là người nhận thấy và kích hoạt những tiềm năng trong mỗi đứa trẻ.
Khi nói về giáo dục, chúng ta nói rất nhiều về phương pháp, giáo trình, điểm số… nhưng lại bàn rất ít về yếu tố con người. Ken Robinson cho rằng, đó là một thực tại đáng buồn, khi giáo dục chưa quan tâm tương xứng đến hành trình học tập và trưởng thành của mỗi cá nhân. Với ông, thi cử và thành tích chỉ nên là một phần hỗ trợ việc học và phát triển, chứ không phải là một áp lực để giết chết tinh thần ham học, và bào mòn tính sáng tạo, tò mò của con người.Bản chất mỗi đứa trẻ đều là những “người học” với sự tò mò và khát khao được khám phá, thử nghiệm thật dồi dào. Điều đứa trẻ cần không phải là công cuộc nhồi nhét kiến thức từ người lớn, mà là sự khuyến khích để trí tò mò được phát huy. Một khi đứa trẻ đã tò mò, chúng sẽ tìm mọi cách để học điều chúng muốn và học trong say sưa, tự nguyện.
Chín năm sau bài diễn thuyết “Do schools kills creativity” của Ken Robinson, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (http://www3.weforum.org/docs/WEF_New_Vision_for_Education.pdf), cũng khẳng định, sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng nhất của thời đại công nghệ kỹ thuật số, cần được thúc đẩy phát triển để thích nghi cùng kỷ nguyên mới đầy biến động.
Còn trong lời tựa cuốn sách “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare, GS. Jon Kabat-Zinn viết: “Thế giới đang thay đổi quá nhanh đến nỗi chúng ta không thực sự biết được nền tảng tri thức và kỹ năng nào sẽ là quan trọng nhất mà các thế hệ kế cận cần phải trau dồi. Nhưng điều mà chúng ta có thể biết chắc là: muốn sáng tạo, yêu nghề, thích nghi với thời đại kỹ thuật số và học hỏi suốt đời thì người trẻ ở lứa tuổi nào cũng cần phải phát triển kỹ năng sống với giây phút hiện tại.”
Nhìn một cách tích cực, có lẽ mỗi khi thế giới biến động là một lần chúng ta có cơ hội nhìn lại các giá trị của cuộc sống. Và chỉ khi đó, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của giáo dục và biết cách giáo dưỡng thế hệ trẻ tiếp theo, như Ken Robinson kết luận ở cuối bài diễn thuyết.

Cúc Nguyễn