TÓM TẮT:

Bài viết trình bày các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Nghiên cứu được thực hiện với 300 sinh viên được chọn mẫu điều tra thông qua phương thức phỏng vấn và trả lời câu hỏi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có tổng cộng 6 yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại đây.

Từ khóa: Sự hài lòng, chất lượng đào tạo, kỹ năng mềm, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

1. Đặt vấn đề

Trong thời kỳ hội nhập, khi mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng chú trọng về vấn đề tuyển dụng lao động tại Việt Nam, kỹ năng mềm (KNM) là một trong những yếu tố được được quan tâm nhiều nhất (chỉ sau trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng linh hoạt).

Nhận thấy được tầm quan trọng của KNM, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã sớm đưa chương trình đào tạo KNM vào giảng dạy cho sinh viên. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia đào tạo KNM tại Trường có xu hướng ngày càng giảm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong thời đại hội nhập, việc nâng cao chất lượng đào tạo KNM trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào đề tài “Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An” để làm rõ hơn và qua đó dùng kết quả để cải thiện chất lượng đào tạo hiện nay.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức.

– Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử.

– Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

3. Phân tích kết quả

3.1. Phân tích kết quả các thang đo lường khái niệm nghiên cứu

 Bảng 1. Kết quả phân tích 6 thang đo nghiên cứu

Biến quan sát Trung bình thanh đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo: Chất lượng giảng viên. Cronbach’s Alpha = 0.851
CLGV1 13.6029 13.930 .700 .811
CLGV2 13.4853 14.133 .715 .806
CLGV3 13.0662 14.911 .764 .798
CLGV4 13.0993 14.724 .737 .803
CLGV5 13.4669 16.287 .440 .879
Thang đo: Cơ sở vật chất. Cronbach’s Alpha = 0.907
CSVC1 13.3199 17.237 .786 .882
CSVC2 13.6691 19.617 .557 .928
CSVC3 13.4779 16.819 .887 .861
CSVC4 13.7574 18.111 .717 .897
CSVC5 13.4816 16.546 .901 .857
Thang đo: Chương trình đào tạo. Cronbach’s Alpha = 0.878
CTDT1 14.7279 11.357 .797 .830
CTDT2 14.8493 11.324 .707 .854
CTDT3 14.5257 11.689 .862 .819
CTDT4 15.0294 13.202 .512 .896
CTDT5 14.7647 12.151 .702 .853
Thang đo: Sự tin cậy. Cronbach’s Alpha = 0.879
STC1 10.2426 6.974 .819 .812
STC2 10.2132 7.002 .789 .824
STC3 10.2500 7.133 .784 .826
STC4 10.6324 8.130 .570 .906
Thang đo: Sự cảm thông. Cronbach’s Alpha = 0.877
SCT1 10.5919 8.730 .749 .837
SCT2 10.5882 7.926 .812 .810
SCT3 10.5331 7.932 .858 .791
SCT4 10.8272 9.937 .537 .913
Thang đo: Chính sách học phí. Cronbach’s Alpha = 0.786
CSHP1 9.7243 8.193 .576 .741
CSHP2 9.9890 7.317 .678 .687
CSHP3 9.7132 6.759 .751 .644
CSHP4 9.7390 9.596 .385 .825
Thang đo: Mức độ hài lòng. Cronbach’s Alpha = 0.922
MDHL1 6.9044 1.710 .826 .902
MDHL2 6.8897 1.560 .884 .854
MDHL3 6.9265 1.589 .820 .907

 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các thang đo đưa ra đều hợp lệ. (Bảng 1)

3.2. Kết quả nhân tố khám phá (EFA – Exploratory factor analysis)

Các biến đã đạt yêu cầu trong Cronbach alpha đều được đưa vào phân tích EFA. Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Sampling Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các yếu tố. Phân tích chỉ được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị lớn hơn 0.5. (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Ma trận xoay nhân tố
  Nhân tố
1 2 3 4 5 6
CSVC5 .921          
CSVC3 .913          
CSVC1 .855          
CSVC4 .817          
CSVC2 .689          
CTDT3   .886        
CTDT1   .823        
CTDT5   .820        
CTDT2   .736        
CTDT4   .654        
CLGV3     .872      
CLGV4     .861      
CLGV1     .775      
CLGV2     .760      
CLGV5     .534      
STC1       .884    
STC3       .870    
STC2       .853    
STC4       .702    
SCT3         .869  
SCT2         .838  
SCT1         .798  
SCT4         .697  
CSHP3           .832
CSHP2           .772
CSHP1           .673
CSHP4           .649

 3.3. Kết quả hồi quy tuyến tính bội

Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.692 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 69,2%. Nói cách khác, khoảng 69,2% khác biệt của mức độ thỏa mãn quan sát có thể được giải thích bởi sự khác biệt của 6 nhân tố: chất lượng giảng viên – CLGV, cơ sở vật chất – CSVC, chương trình đào tạo – CTĐT, sự tin cậy – STC, sự cảm thông – SCT, chính sách học phí – CSHP). (Bảng 3)

Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội của 6 nhân tố nghiên cứu

Coefficientsa
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa

cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai (VIF)
1 (Hằng số) .137 .145   .945 .345    
CLGV .083 .027 .125 3.039 .003 .689 1.452
CSVC .169 .022 .280 7.723 .000 .882 1.134
CTDT .213 .029 .290 7.212 .000 .719 1.391
STC .131 .027 .185 4.924 .000 .821 1.217
SCT .212 .026 .325 7.984 .000 .701 1.427
CSHP .148 .028 .216 5.355 .000 .718 1.394

4. Hàm ý giải pháp

* Hàm ý sự cảm thông

– Cho sinh viên gia hạn đóng học phí nếu sinh viên chậm đóng vì các lý do chính đáng.

– Miễn giảm học phí đối với những đối tượng đặc biệt như có sổ hộ nghèo, cận nghèo.

* Hàm ý chương trình đào tạo

– Cải thiện chất lượng chương trình đào tạo KNM gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp.

– Xây dựng mối quan hệ thắt chặt với các cơ quan, doanh nghiệp nơi tiếp nhận những sản phẩm đào tạo của nhà trường để xây dựng những bước cải tiến chuẩn đầu ra.

* Hàm ý cơ sở vật chất

– Cải thiện các cơ sở vật chất hiện đại hơn cho sinh viên học kỹ năng mềm, góp phần để tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn.

– Tiếp tục trang bị nhiều sách giáo khoa về KNM, tạp chí, báo, internet, wifi đó là môi trường tốt cho việc giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.

* Hàm ý chính sách học phí

– Giảm học phí cho sinh viên học cả khóa học.

– Miễn giảm cho những sinh viên thuộc diện đặc biệt hoặc sinh viên đạt loại thủ khoa đầu vào, xuất sắc.

* Hàm ý sự tin cậy

– Tạo niềm tin vững chắc trong mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên bằng những thông tin chính xác, theo kế hoạch đề ra.

– Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, làm tăng giá trị chứng nhận đào tạo bằng nhiều phương thức như chứng chỉ, chứng nhận.

* Hàm ý chất lượng giảng viên

– Nhà trường cần tiếp tục đào tạo giảng viên chuyên sâu về giảng dạy kỹ năng mềm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

– Mỗi giảng viên nên tự nghiên cứu và cập nhật những phương pháp giảng dạy mới và phù hợp với các hoạt động giảng dạy KNM.

——————–&&&——————–