Hội thảo: “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số – Lần thứ hai”

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2022

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
“Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số
– Lần thứ hai


Kính gửi:
     – Các lãnh đạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ và dữ liệu,
     – Các chuyên gia kinh tế, quản trị kinh doanh, nhà hoạch định chính sách,
     – Các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu, 

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng nhờ thực hiện công cuộc Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Sự dịch chuyển và thay đổi theo hướng số hóa nhanh giúp Việt Nam phát triển kinh tế số ngày càng mạnh. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra cú hích cộng hưởng để hành trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định trong phát triển kinh tế số nhưng so với khu vực và thế giới, thành tựu của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, giá trị của kinh tế số chiếm 30% GDP, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhiều lĩnh vực. Một trong những giải pháp cấp bách là đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kinh tế số.

Nối tiếp thành công của Hội thảo Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số – Lần thứ nhất”, ba đơn vị gồm: Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Thương mại, Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số – Lần thứ 2”. Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các giảng viên và các lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về phát triển các công cụ định lượng trong giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng vào nội dung xây dựng, phát triển những chuyên ngành đào tạo tại các trường đại học có mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của Quốc gia.

  1. Nội dung của Hội thảo

Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các giảng viên và các lãnh đạo doanh nghiệp viết bài và tham dự Hội thảo. Bài viết khoa học tập trung (nhưng không giới hạn) vào các chủ đề chính sau đây:
(1) Tổng quan lý thuyết về các phương pháp phân tích định lượng nghiên cứu kinh tế – xã hội trong môi trường số;
(2 Nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, phân tích chiến lược chuyển đổi số, marketing số và du lịch bền vững;
(3) Nghiên cứu về tài chính, kế toán doanh nghiệp, vốn hóa thị trường trong môi trường số ;
(4) Nhu cầu nhân lực ngành Kinh tế số; Triển vọng, cơ hội và thách thức trong đào tạo ngành Kinh tế số;
(5) Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ngành Kinh tế số;
(6) Ứng dụng các công cụ Toán trong phân tích các vấn đề kinh tế và xã hội;
(7) Các công cụ để quản trị và xử lý dữ liệu lớn trong các tổ chức và doanh nghiệp;
(8) Phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng trong kinh tế, kinh doanh;
(9) Hoặc những nội dung khác có liên quan đến chủ đề Hội thảo.

  1. Đơn vị, thời gian và địa điểm tổ chức

– Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Hà Nội.
– Đơn vị đồng tổ chức: Trường Đại học Thương mại, Học viện Chính sách và Phát triển.
– Thời gian tổ chức (dự kiến): Thứ Năm ngày 15/12/2022.
– Địa điểm tổ chức: Trực tiếp tại Trường Đại học Hà Nội (Km9, đường Nguyễn Trãi, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), kết hợp trực tuyến trên nền tảng MS Team/ Zoom webinar.

  1. Ngôn ngữ, quy cách trình bày toàn văn bài viết

– Ngôn ngữ: Tiếng Việt.

– Quy cách trình bày: file định dạng đính kèm trong LINK-NÀY

  1. Thời hạn, địa chỉ nhận bài viết

– Thời hạn nhận toàn văn bài viết: Ngày 10/10/2022.

– Thông báo kết quả thẩm định bài viết: Ngày 30/10/2022.
– Ngày nhận lại bài viết sau chỉnh sửa: Ngày 10/11/2022.
– Địa chỉ nhận toàn văn bài viết qua email: hoithao.ptdl@tmu.edu.vn.
Bài viết không trùng lặp với các nghiên cứu trước được chấp nhận sau khi phản biện sẽ được biên tập và đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia có giấy phép xuất bản và mã số ISBN.

  1. Lệ phí tham gia Hội thảo

– Lệ phí tham dự và đăng bài: Miễn phí.
– Kinh phí đi lại, lưu trú của đại biểu trong thời gian tham dự Hội thảo do cơ quan cử đi chi trả hoặc cá nhân tự túc.
Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo, vui lòng liên hệ Ban thư ký Hội thảo:
– ThS Phạm Thị Mỹ Phương, Trường Đại học Hà Nội, SĐT: 0949.907.157;
– TS Nguyễn Thu Thủy, Trường Đại học Thương mại, SĐT: 0916.009.917;
– TS Nguyễn Hữu Xuân Trường, Học viện Chính sách và Phát triển, SĐT: 0982.239.982.

Ban tổ chức Hội thảo kính mời và mong nhận được sự quan tâm, tham gia viết bài của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các giảng viên và các lãnh đạo doanh nghiệpđể Hội thảo được tổ chức thành công tốt đẹp.
Trân trọng!

       TM. BAN TỔ CHỨC
         HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI





    PGS.TS Nguyễn Văn Trào

Thông tin chi tiết: https://toan.tmu.edu.vn/

Fanpage: (1) Hội thảo: “PTĐL các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số” | Facebook

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số

Thông báo

✅ Thời gian: 8:00-11:30, thứ 3, ngày 12/4/2022
✅ Hình thức: Trực tiếp tại Đại học Thương mại và trực tuyến qua Zoom.
✅ Link đăng ký: https://bit.ly/3tIbtcv
✅ Tóm tắt báo cáo: https://bit.ly/3tTGmLv

Nguồn: https://toan.tmu.edu.vn/

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số

(Nguồn: https://toan.tmu.edu.vn/)

  


Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số


Kính gửi:
– Các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý
– Các chuyên gia kinh tế-xã hội, các nhà hoạch định chính sách
– Các lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và dữ liệu

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc, đồng thời công nghệ kỹ thuật số cũng tác động mạnh mẽ của vào tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, sự biến đổi không dự đoán được của tình hình thế giới như khí hậu, môi trường, dịch bệnh và chính trị đã khiến việc số hóa hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội được đẩy mạnh, với chi phí trở nên tương đối thấp. Các ý tưởng, các cuộc gặp gỡ, các công việc kinh doanh đã có thể diễn ra vòng quanh thế giới một cách dễ dàng, mở ra cơ hội vô cùng lớn cho Việt Nam để thu hẹp khoảng cách phát triển so với thế giới.
Quyết định 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu đến năm 2030, giá trị kinh tế số chiếm 30% GDP. Tuy vậy, việc đo lường đóng góp của kinh tế số trong GDP là công việc khó khăn, phức tạp và nhiều thách thức khi có nhiều khái niệm, quan điểm và cách tiếp cận khác nhau dẫn tới sự khác biệt lớn trong kết quả tính toán quy mô kinh tế số. Chính vì thế, việc nghiên cứu và sử dụng các công cụ định lượng tiên tiến để có thể đo lường các vấn đề kinh tế, xã hội trong môi trường số hiện nay là một nhu cầu vô cùng thiết thực.
Nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ những nghiên cứu giữa các chuyên gia, giảng viên và các doanh nghiệp về phát triển các công cụ định lượng trong giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề
Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số”.

  1.  Nội dung của Hội thảo

Bài viết khoa học của Hội thảo tập trung (nhưng không giới hạn) vào các chủ đề chính sau đây:
(1) Tổng quan lý thuyết về các phương pháp phân tích định lượng nghiên cứu kinh tế – xã hội trong môi trường số;
(2) Khoa học dữ liệu và ứng dụng trong phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số;
(3) Các công nghệ xử lý và phân tích dữ liệu lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
(4) Thực trạng, cơ hội và thách thức về đào tạo nhân lực có khả năng phân tích định lượng trong môi trường số;
(5) Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy các học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng và công cụ phân tích định lượng;
(6) Lý luận, kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng trong kinh tế – xã hội và bài học cho Việt Nam;
(7) Nhu cầu thực tiễn và chế độ đãi ngộ đối với nhân lực có khả năng phân tích định lượng trong môi trường số;
(8) Hoặc những nội dung khác có liên quan đến chủ đề hội thảo.

  1. Thời gian và địa điểm tổ chức

Thời gian: 07/04/2022 (dự kiến).
Địa điểm: Trường Đại học Thương mại – 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

  1. Ngôn ngữ, thời hạn, địa chỉ nhận bài viết

3.1. Ngôn ngữ và quy cách bài viết
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Quy cách: Bài viết dài từ 08-15 trang A4 (210mm x 297mm), font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng 1.2, lề trái 3.5cm, lề phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm (chi tiết xem file định dạng đính kèm).
3.2. Thời hạn, địa chỉ nhận bài viết
– Thời gian nhận bài đến hết ngày: 28/02/2022.
– Thời gian gửi kết quả thẩm định bài viết: 15/03/2022.
– Thời gian nhận bài sửa sauthẩm định: 22/03/2022.
-Địa chỉ nhận bài viết qua email:
khoahoc.toan@tmu.edu.vn hoặc khoakinhteso@apd.edu.vn.
Bài viết được chấp nhận sau khi phản biện sẽ được biên tập và đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia có giấy phép xuất bản và mã số ISBN.
Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo, vui lòng liên hệ Ban thư ký Hội thảo:
TS. Nguyễn Thu Thủy (SĐT: 0916.009.917)
TS. Nguyễn Hữu Xuân Trường (SĐT: 0982.239.982)
ThS. Đàm Thị Thu Trang(SĐT: 0984.822.826)
Ban tổ chức Hội thảo kính mời và mong nhận được sự quan tâm, tham gia viết bài của các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu, … để Hội thảo thành công.
Trân trọng!

ĐỒNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
PHÓ GIÁM ĐỐC
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN




TS. Nguyễn Thế Hùng
ĐỒNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI




PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan

Seminar Thống kê Ứng dụng VIASM. Giới thiệu về học máy và khoa học dữ liệu. GS. Hồ Tú Bảo

Seminar Thống kê Ứng dụng VIASM. Giới thiệu về học máy và khoa học dữ liệu. GS. Hồ Tú Bảo

Các phương pháp toán học, đặc biệt là thống kê, và các tiến bộ của khoa học máy tính, đã làm thay đổi sâu sắc và mạnh mẽ lĩnh vực học máy (machine learning), và do đó tạo sự tiến bố rất nhanh của trí tuệ nhân tạo (AI) trong thập kỷ vừa qua. Bài giảng/seminar này giới thiệu những khái niệm, bài toán, phương pháp cơ bản và tiến bộ của ngành học máy trong những năm qua, đồng thời với tiến bộ của một “lĩnh vực anh em” của học máy: Khoa học dữ liệu (data science).

Chuỗi Seminar “Một số vấn đề về thống kê ứng dụng”; 31/3-12/5/2021. VIASM

Chuỗi Seminar “Một số vấn đề về thống kê ứng dụng”; 31/3-12/5/2021. VIASM

(Nguồn: https://viasm.edu.vn/)

Thời gian: 14:00 đến 16:00 ngày 31/03/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 07/04/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 14/04/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 28/04/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 05/05/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 12/05/2021,

Địa điểm: C101, VIASM

Báo cáo viên: Đỗ Văn Cường, Ngô Hoàng Long, Đào Thị Thanh Bình, Trịnh Thị Hường, Nguyễn Thị Nhung, Ngô Thị Thanh Nga

Thời gianGiảng viênTên bài giảng
31/03/2021TS. Đỗ Văn CườngHồi quy Bayesian 1
7/4/2021TS. Đỗ Văn CườngHồi quy Bayesian 2
14/4/2021PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình – Đại học Hà NộiTS. Đặng Xuân Cương – Viện Khoa học Giáo dục Việt NamTổng quan về thiết kế nghiên cứu định lượng
28/4/2021TS. Trịnh Thị Hường – Đại học Thương mạiNCS. Nguyễn Thanh Nga – Học viện Ngân hàngPhân tích nhân tố, Thang đo Likert và một số kiểm định
5/5/2021TS. Nguyễn Thị Nhung – Đại học Thăng LongTS. Đặng Xuân Cương – Viện Khoa học Giáo dục Việt NamPGS. Ngô Hoàng Long – Đại học Sư phạm Hà NộiPhân tích nhân tố khám phá (EFA)
12/5/2021PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình – Đại học Hà NộiTS. Ngô Thị Thanh Nga – Đại học Thăng LongTS. Đặng Xuân Cương – Viện Khoa học Giáo dục Việt NamSEM1
19/5/2021PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình – Đại học Hà NộiTS. Ngô Thị Thanh Nga – Đại học Thăng LongTS. Đặng Xuân Cương – Viện Khoa học Giáo dục Việt NamSEM2

Hồi quy Bayesian 

Tóm tắt: Chúng tôi trình bày cách tiếp cận Bayesian cho mô hình hồi quy tuyến tính. Một luật phân phối tiên nghiệm liên hợp sẽ được đưa ra trong trường hợp đặc biệt. Với các phân phối tiên nghiệm khác, chúng tôi sử dụng phần mềm R để tính toán các ước lượng dựa trên phân phối hậu nghiệm.

Tổng quan về thiết kế nghiên cứu định lượng

PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình và TS. Đặng Xuân Cương 

Tóm tắt: Seminar giới thiệu về nghiên cứu định lượng trong khoa học xã hội, bao gồm các vấn đề về quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng, các loại biến đo lường, các dạng phân tích phổ biến, thang đo Likert, một số kỹ thuật thiết kế phiếu hỏi, độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.

Một số kiểm định trong nghiên cứu khoa học xã hội

TS. Trịnh Thị Hường và NCS. Nguyễn Thanh Nga

Tóm tắt: Chúng tôi trình bày về một số kiểm định trong nghiên cứu xã hội học. Cơ sở toán và mục đích của kiểm định Bartlett,  kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha được cung cấp. Sau đó, chúng tôi minh họa sử dụng phần mềm R để minh họa quy trình tiến hành các kiểm định trên với số liệu nghiên cứu thực tế.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

TS. Nguyễn Thị Nhung, TS. Đặng Xuân Cương và PGS. Ngô Hoàng Long

Tóm tắt: Chúng tôi giới thiệu các bước cơ bản khi tiến hành phân tích EFA: Factor extraction, Factor selection, Factor Rotation và Factor scores. Đối với mỗi nhân tố, chúng tôi giới thiệu các phương pháp ước lượng và giải thích ý nghĩa. Gói lệnh EFA trên phần mềm mã nguồn mở R và dữ liệu thực tế được sử dụng để minh họa quá trình phân tích và giải thích ý nghĩa.

Mô hình cấu trúc (SEM) 

PGS.TS Đào Thị Thanh Bình,  TS. Ngô Thị Thanh Nga và TS. Đặng Xuân Cương

Tóm tắt: Mô hình cấu trúc SEM là mô hình có những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt  được sử dụng để phân tích mối quan hệ nhân quả, quan hệ tiềm ẩn. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu về các khái niệm của mô hinh SEM như biến quan sát, biến tiềm ẩn, tính xác định của mô hình (tường minh hay ẩn). Chúng tôi cũng giới thiệu các dạng mô hình chủ yếu khi phân tích SEM: mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, mô hình xác lập, mô hình không xác lập, mô hình bão hòa, mô hình độc lập. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các kiểm định để Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, Mức độ phù hợp của tổng thể mô hình. Chúng tôi sử dụng dữ liệu và gói lệnh SEM trong R để minh họa các phần phân tích SEM.

Hội thảo cấp trường: Ứng dụng phân tích định lượng trong kinh tế-xã hội; Đại học Thương mại; 07/04/2021

Hội thảo cấp trường: Ứng dụng phân tích định lượng trong kinh tế-xã hội; Đại học Thương mại; 07/04/2021

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Ứng dụng phân tích định lượng trong kinh tế-xã hội

Kính gửi:

          – Các nhà khoa học, giảng viên, các nhà nghiên cứu

          – Các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách

          Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Thương mại, Căn cứ thông báo số 946/TB-ĐHTM.

Bộ môn Toán phối hợp vớiKhoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử – Trường Đại học Thương mại đồng tổ chức Hội thảoquy mô cấp trường “Ứng dụng phân tích định lượng trong kinh tế – xã hội.

  1. Mục đích của Hội thảo

Hội thảo là diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp với mục đíchtrao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thảo luận về các vấn đề ứng dụng các công cụ Toán – Tin trong các nghiên cứu kinh tế – xã hội trước những thách thức của thời đại mới.

  • Nội dung của Hội thảo

Bài viết khoa học của Hội thảo tập trung (nhưng không giới hạn) vào các chủ đề chính sau đây:

  • Trình bày các kết quả nghiên cứu về các công cụ Toán – Tin có thể ứng dụng trong kinh tế – xã hội hoặc các kiến thức nền hỗ trợ cho các kỹ thuật xử lý số liệu hiện đại.
  • Giới thiệu các công cụ xử lý dữ liệu mới trong thống kê, kinh tế lượng nói riêng hoặc các phân tích dữ liệu nói chung.
  • Ứng dụng các công cụ toán – thống kê trong nghiên cứu kinh tế – xã hội.
  • Chia sẻ kinh nghiệm khi vận dụng các phương pháp thống kê và kinh tế lượng trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu về các vấn đề kinh tế – xã hội.
  • Lý luận, kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng trong các lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề kinh tế – xã hội và bài học cho Việt Nam;
  • Hoặcnhững nội dung khác có liên quan đến chủ đề hội thảo.
  • Thời gian và địa điểm tổ chức

Thời gian: 07/04/2021.

Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại –79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

  • Ngôn ngữ, thời hạn, địa chỉ nhận bài viết

4.1. Ngôn ngữ và quy cách bài viết

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Quy cách: Bài viết dài từ 07-14 trang A4 (210mm x 297mm), font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng đơn căn lề trái 3cm, lề phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm (chi tiết xem phụ lục đính kèm)

4.2. Thời hạn nhận bài viết

– Thời hạn nhận bài đến hết ngày: 28/02/2021

– Kết quả thẩm định bài viết: ngày 15/03/2021

– Ngày nhận lại bài sau chỉnh sửa: 22/03/2021

– Địa chỉ nhận toàn văn bài viết qua email: khoahoc.toan@tmu.edu.vn

Bài viết được chấp nhận sẽ biên tập và đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Kỷ yếu sẽ được xuất bản online.

Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo, vui lòng liên hệ Ban thư ký Hội thảo:

Email:toan@tmu.edu.vn

Thư ký hội thảo: TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai: SĐT–0978249358

Ban tổ chức Hội thảo kính mời và mong nhận được sự quan tâm, tham gia viết bài của các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu để Hội thảo được tổ chức thành công tốt đẹp.

Trân trọng!

  BỘ MÔN TOÁN      

———————————————————————

QUY ĐỊNH HÌNH THỨC BÀI VIẾT

Trang 1: Thông tin tác giả

  • Tên bài viết
  • Ngày gửi bài
  • Họ và tên tác giả (bao gồm học hàm, học vị)
  • Đơn vị công tác
  • SĐT
  • Email
  • Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả
  • Chủ đề (chọn 1 trong các chủ đề của Hội thảo)
  • Lời cam kết: Bài viết chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí/hội thảo nào trước đó, cam kết không gửi bài đến tạp chí/hội thảo khác trong thời gian chờ xét duyệt
  • Các tác giả khác

Từ trang 2 (nội dung bài viết)

  • TÊN BÀI VIẾT: Tên bài viết phải viết chữ in hoa, chữ đâm, căn giữa trang
  • TÓM TẮT: Bài viết phải có Tóm tắt, tối đa 300 chữ
  • TỪ KHÓA: Tối đa 5 từ khóa
  • NỘI DUNG

Bài viết dài từ 07-14 trang A4 (210mm x 297mm), font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng đơn, căn lề trái 2,5 cm, phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm.

  1. HEADING 1 (chữ hoa, in đậm)
    1. Heading 2 (chữ thường, in đậm)
      1. Heading 3 (chữ thường, in đậm nghiêng)

BẢNG: phải đánh số thứ tự và có tiêu đề. Tiêu đề bảng đặt phía trên bảng và căn giữa in đậm thường. Bảng phải có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, chính xác ở bên dưới Bảng và căn phải, in nghiêng thường.

HÌNH: phải đánh số thứ tự và có tiêu đề. Tiêu đề hình đặt phía dưới hình và căn giữa, in đậm thường. Hình phải có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, chính xác ở bên dưới Hình và căn phải, in nghiêng thường.

  • KẾT LUẬN: Tối đa 300 chữ.
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tối đa 10 Tài liệu tham khảo chính.

Hội nghị toàn quốc lần thứ VI “Xác suất – Thống kê: nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy”; Cần Thơ; 5 – 8/11/2020

Hội nghị toàn quốc lần thứ VI “Xác suất – Thống kê: nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy”

(Nguồn: http://xstk2020.hus.edu.vn/)

Viện Toán học – Viện HLKHCNVN và Trường Đại học KHTN – Đại học QG Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội nghị Toàn quốc “Xác suất – Thống kê: nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy” lần thứ VI tại Thành phố Cần Thơ từ ngày 5 đến 8/11/2020 (dự kiến). Đây là sinh hoạt khoa học của những nhà nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy Xác suất Thống kê Toán học ở trong nước và quốc tế diễn ra 5 năm một lần. Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất tổ chức ở Nha Trang năm 1983; lần thứ hai và thứ ba tổ chức ở Ba Vì năm 2001, 2005; lần thứ tư tại Vinh năm 2010 và lần thứ năm tại Đà Nẵng năm 2015.

Hội nghị là diễn đàn để các nhà khoa học trình bày những kết quả nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy của mình trong thời gian qua liên quan đến lĩnh vực Xác suất và Thống kê toán học. Ban tổ chức sẽ mời các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Xác suất Thống kê toán học tham gia Hội nghị và đọc báo cáo. Mọi cán bộ nghiên cứu khoa học và giáo dục trong ngành (kể cả sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh) đều có thể đăng ký tham dự.

Thời hạn đăng ký tham dự: trước 0 giờ ngày 10/10/2020.

Thời hạn gửi Tóm tắt báo cáo: gửi đến Email xstktq2020@gmail.com của Hội nghị trước 0 giờ ngày 30/9/2020.

CÁC TIỂU BAN

Giải tích ngẫu nhiên và Ứng dụng
Đồng Trưởng tiểu ban: Nguyễn Đình Công, Đặng Hùng Thắng và Ngô Hoàng Long

Thống kê toán học và Ứng dụng
Đồng Trưởng tiểu ban: Võ Văn Tài, Hồ Đăng Phúc và Phạm Huy Tùng

Xác suất và Thống kê toán học trong Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng
Đồng Trưởng tiểu ban: Nguyễn Mạnh Thế, Phạm Hoàng Uyên và Tạ Quốc Bảo

Giảng dạy Xác suất và Thống kê toán học
Đồng Trưởng tiểu ban: Nguyễn Văn Quảng, Trần Mạnh Cường và Trịnh Thị Hường

Kinh phí tham dự Hội nghị:
+ Hội nghị phí: 500.000 đồng;
+ Chi phí đi lại do các đại biểu tự trang trải, Ban tổ chức có thể hỗ trợ cho các đại biểu đi từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và ngược lại.
+ Ban tổ chức tài trợ (một số lượng hạn chế) vé đi lại tới Cần Thơ cho các đại biểu trẻ ở ngoài TP Cần Thơ và có báo cáo tại Hội nghị.
+ Ban Tổ chức sẽ cung cấp thông tin về các khách sạn/ nhà nghỉ tại Thành phố Cần Thơ để các đại biểu có thể đặt phòng trực tiếp hoặc online.

Địa chỉ liên hệ:
Để biết thêm thông tin chi tiết về Hội nghị xin liên hệ với Ban tổ chức qua Email xstktq2020@gmail.com hoặc các thành viên trong Ban tổ chức.

—————–&&&—————-

Hội thảo Khoa học Quốc tế cho các nhà khoa học trẻ (không quá 40 tuổi) khối kinh tế và kinh doanh 2020 (ICYREB 2020); Hà Nội; tháng 12/2020

Hội thảo Khoa học Quốc tế cho các nhà khoa học trẻ (không quá 40 tuổi) khối kinh tế và kinh doanh 2020 (ICYREB 2020)

(Nguồn: http://conference.tmu.edu.vn/)

Với mục đích bồi dưỡng và phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ có năng lực nhằm hướng tới những sản phẩm khoa học ngang tầm khu vực và quốc tế; Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế thường niên các nhà khoa học trẻ của các trường khối kinh tế & kinh doanh (ICYREB 2020). Ban tổ chức hội thảo trân trọng kính mời, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia, giảng viên, cán bộ nghiên cứu (không quá 40 tuổi tính đến 2020) tham gia viết bài và tham dự hội thảo.

Thư mời viết bài: Tải tại đây

——————&&&——————-

Hội thảo Quốc gia lần thứ XXIII “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông”; Quảng Ninh; ngày 5 – 6/11/2020

Hội thảo Quốc gia lần thứ XXIII “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông”; Quảng Ninh; ngày 5 – 6/11/2020

Hội thảo Quốc gia lần thứ XXIII “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông” do Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Hạ Long, đồng tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5 – 6 tháng 11 năm 2020. Hội thảo là diễn đàn thường niên để những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác. Đặc biệt hội thảo khuyến khích các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia báo cáo trao đổi kết quả nghiên cứu và học tập của mình. Hội thảo khuyến khích trưng bày giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ và những kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.

Các chủ đề chính (nhưng không hạn chế) của Hội thảo

Các hệ thống thông minh
An toàn thông tin
Mã nguồn mở
Điện toán đám mây
Giáo dục điện tử, đào tạo từ xa
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Các hệ thống nhúng
Thực tại ảo
Các hệ thống tích hợp
Công nghệ phần mềm
Công nghệ mạng và mạng không dây
Công nghệ tri thức và tính toán mềm
Xử lý ảnh và kỹ thuật video
Các công nghệ tính toán hiện đại
Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Tin-sinh học
Cơ sở toán học của tin học
Công nghệ thông tin trong kinh tế – xã hội

Một số mốc thời gian quan trọng của Hội thảo

  • Toàn văn báo cáo: 30/8/2020 
  • Chấp nhận đăng kỷ yếu: 30/9/2020
  • Xuất bản kỷ yếu hội thảo: 15/10/2020
  • Đăng ký tham dự: từ 15-31/10/2020

Mọi thông tin về hội thảo xin mời liên hệ

  • ThS. Ngô Hải Anh, Viện Công nghệ thông tin
  • TS. Lương Khắc Định, Trường Đại học Hạ Long

Các đơn vị tài trợ (tính đến thời điểm hiện tại)

  • Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Viện Công nghệ thông tin
  • Trường Đại học Hạ Long
  • Học viện Khoa học và công nghệ
  • Sở Khoa học và công nghệ Quảng Ninh
  • Sở Thông tin và truyền thông Quảng Ninh
  • Một số tổ chức và cá nhân khác

Kỷ yếu Hội thảo

Các bài gửi tham gia Hội thảo (theo định dạng của IEEE, gửi qua hệ thống EasyChair) có chất lượng tốt sau khi qua vòng phản biện sẽ được lựa chọn đăng kỷ yếu (xuất bản trước khi diễn ra Hội thảo, có mã số ISBN).

Trang chủ: https://hoithaoquocgiacntt.ac.vn/

——————————&&&—————————

Hội thảo: R-Ladies Hanoi Conference 2020

Hội thảo: R-Ladies Hanoi Conference 2020

Chủ nhật, 12 tháng 7, 2020 lúc 09:00 – 11:00; online trực tiếp qua Zoom

[Các quý ông cũng có quyền tham dự]

R-LADIES LÀ TỔ CHỨC TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VỚI NHIỆM VỤ THÚC ĐẨY SỰ ĐA DẠNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG R.
Là một sáng kiến đa dạng, sứ mệnh của R-Ladies là đạt được sự đại diện tương xứng bằng cách khuyến khích, truyền cảm hứng và trao quyền cho các thành viên cộng đồng R. Do đó, trọng tâm chính của R-Ladies, là hỗ trợ những người đam mê R mọi giới tính để đạt được tiềm năng lập trình của họ, bằng cách xây dựng một mạng lưới toàn cầu hợp tác giữa các nhà lãnh đạo, cố vấn, người học và nhà phát triển để tạo điều kiện cho tiến bộ cá nhân và tập thể trên toàn thế giới. R-Ladies đã phát triển tới 138 buổi conference tại 44 quốc gia và 39000 thành viên. Trang web chính thức: https://rladies.org

Các sự kiện của R-Ladies bao gồm các hội thảo kỹ năng về R, hội thảo nghề nghiệp, các sự kiện kết nối và các cuộc nói chuyện từ các nhà phát triển parkage. Nếu bạn quan tâm đến việc chia sẻ công việc của mình tại một sự kiện R-Ladies, chúng tôi khuyến khích bạn gửi email tới daotao@dataschool.vn Chúng tôi tuân theo Quy tắc ứng xử quốc tế của R-Ladies.

R-Ladies Hanoi Conference 2020 tổ chức bởi Data Analysis School, bao gồm các bài chia sẻ về phân tích dữ liệu, làm việc với mô hình, visualizing, estimating với R và phiên trao đổi, hỏi đáp.

SPEAKER
Nguyễn Minh Nguyệt, Assistant Professor, Khoa Toán và Thống Kê, Youngstown State University
– 2014 Tiến sỹ ngành Toán Tài Chính, Florida State University
– 2011 Thạc sỹ ngành Toán Tài Chính, Florida State University
– 2002 Thạc sỹ ngành Toán, Đại Học Giáo Dục, ĐHQG HN

Lương Minh Trang, PhD Candidate, Khoa Công nghệ xây dựng và Môi trường, University of South Florida
– 2013 – nay: Vice President of Activities, Conference Chair,
American Society of Civil Engineers
– 2015 – nay: President for USF Student Chapter, Institute of
Transportation Engineers, US

AGENDA
9:00 – 9:40 Sử dụng R cho phân tích dữ liệu & Mô hình toán
– Nguyễn Minh Nguyệt, Assistant Professor,
Youngstown State University
9:40 – 10:20 Trực quan dữ liệu và mô hình dự báo trong công
nghiệp với R – Lương Minh Trang, PhD Candidate,
University of South Florida
10:20 – 11:00 Hỏi đáp

– Thời gian: 9h – 11h Chủ Nhật 12/7 (giờ Việt Nam)
– Địa điểm: tổ chức online trực tiếp qua Zoom, livestream trên fanpage Data Analysis School
Chi phí: Miễn phí

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

JOIN A ZOOM MEETING
– Đăng ký thông tin qua link để đặt câu hỏi và join Zoom
https://bit.ly/R-LadiesHanoiConference2020
– Các bạn cài đặt phần mềm Zoom (zoom.us) và click vào link join nhận qua email đăng ký để tham gia.

Hotline: 0335234140 (Mr Nam)

——————–&&&———————