Ngành Kinh tế số

NGÀNH KINH TẾ SỐ LÀ GÌ

Ngành Kinh tế số (Digital Economy) là một ngành học thuộc nhóm ngành Kinh tế học (thuộc khối ngành Khoa học xã hội và hành vi) được đào tạo ở bậc đại học tại Việt Nam từ năm 2021.

Sinh viên ngành này sẽ được học về nền Kinh tế số – nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực về nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Ngành Kinh tế số có thể xem là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực: Kinh tế/kinh doanh và Công nghệ thông tin (định hướng Khoa học dữ liệu). Ngành “lai” giữa một hoặc nhiều ngành với Khoa học dữ liệu đang là xu thế trong giai đoạn Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ. Vì vậy, đây là ngành được xem là đáp ứng đúng nhu cầu, giúp sinh viên không cần học song ngành hoặc học văn bằng hai vẫn có kiến thức của hai lĩnh vực.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao có:

– Kiến thức cơ bản về dữ liệu lớn, công nghệ thông tin và quản lý kinh tế trong thời đại số;

– Kiến thức chuyên sâu về kinh doanh trên nền tảng số và các kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức, các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn;

– Kiến thức về thiết kế, vận hành và khai thác các công cụ trên nền tảng số để phát triển kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

– Tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường công nghệ phát triển.

– Kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng hoạch định và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.

NGÀNH KINH TẾ SỐ RA LÀM GÌ

– Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành từ Trung ương tới địa phương, các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty kinh doanh;

– Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, tập đoàn kinh tế, công ty thương mại – dịch vụ;

– Chuyên viên hoặc quản lý tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử, giải pháp kinh doanh trên nền tảng số;

– Chuyên gia phân tích đầu tư tại các tổ chức tài chính. Chuyên gia phân tích, dự báo chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất, công ty thương mại – dịch vụ.

– Giảng viên/nghiên cứu viên ở các trường đại học/viện.


Chuyên ngành: Phân tích kinh doanh trong môi trường số – Trường Đại học Thương mại (TMU)

(Business analytics in Digital environment – Thuongmai University)

Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế số, chuyên ngành Phân tích kinh doanh trong môi trường số có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kiến thức chuyên sâu và hiện đại về phân tích kinh doanh trên nền tảng số; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng xác định và giải quyết những vấn đề phân tích kinh doanh tại các tổ chức/doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển kinh tế số, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Mục tiêu cụ thể: Đào tạo cử nhân ngành kinh tế số có kiến thức cơ bản và hiện đại về thống kê ứng dụng, công nghệ thông tin và kinh tế – kinh doanh, nắm được xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp, các tổ chức trong thời đại số; Đào tạo cử nhân ngành kinh tế số có kiến thức chuyên sâu về phân tích dữ liệu và công nghệ số trong kinh doanh và thương mại; Đào tạo cử nhân ngành kinh tế số có khả năng phát hiện vấn đề, thu thập và xử lý số liệu bằng các công cụ hiện đại nhằm dự báo, đề xuất các chiến lược kinh doanh thông minh cho các doanh nghiệp/tổ chức trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số; Đào tạo cử nhân ngành kinh tế số có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết; có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự học và sáng tạo để nâng cao kiến thức, 91 phát triển kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn về phân tích kinh doanh trong quá trình chuyển đổi số.

Khung chương trình đào tạo

STT Khối kiến thức và các học phần Số TC Cấu trúc
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 40
1.1 Giáo dục đại cương 29
1.1.1 Các học phần bắt buộc 27
Triết học Mác-Lênin 36,18
Chủ nghĩa xã hội khoa học 24,12
Tư tưởng Hồ Chí Minh 24,12
Kinh tế chính trị Mác-Lênin 24,12
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 21,18
Pháp luật đại cương 24,12
Tiếng Anh 1 24,12
Tiếng Anh 2 24,12
Tiếng Anh 3 24,12
10 Toán đại cương 36,18
11 Tin học quản lý 36,18
12 Phương pháp nghiên cứu khoa học 24,12
1.1.2 Các học phần tự chọn 2
Lịch sử các học thuyết kinh tế 24,12
Khởi sự kinh doanh 24,12
1.2 Giáo dục thể chất 3
1.2.1 Các học phần bắt buộc 1
Giáo dục thể chất chung 1

1.2.2 Các học phần tự chọn 2

Chọn 2 TC trong các HP sau:
Bóng ném 1
Bóng chuyền 1
Cầu lông 1
Bóng bàn 1
Cờ vua 1
Bóng rổ 1
1.3 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 91
2.1. Kiến thức cơ sở ngành 29
2.1.1. Các học phần bắt buộc 18
Kinh tế học 36,18
Nhập môn tài chính-tiền tệ 36,18
Kinh tế lượng 36,18
Nguyên lý kế toán 36,18
Tiếng Anh chuyên ngành 1 24,12
Chuyển đổi số trong kinh doanh 24,12
Tiếng Anh chuyên ngành 2 24,12
2.1.2. Các học phần tự chọn 11
Các mô hình toán kinh tế 24,12
Marketing căn bản 36,18
Thị trường chứng khoán 36,18
Thương mại điện tử căn bản 36,18
Kinh doanh quốc tế 36,18
Khai phá dữ liệu trong kinh doanh 24,12
Quản trị học 36,18
Luật kinh tế 1 36,18
2.2. Kiến thức ngành (bao gồm chuyên ngành) 40
2.2.1. Các học phần bắt buộc 29
Lý thuyết kinh tế số 36,18
Hệ thống thông tin quản lý 36,18
Phân tích kinh doanh hỗ trợ ra quyết định* 34,12,5
Cơ sở dữ liệu 24,12
Học máy 36,18
Lập trình với Python 36,18

7Thống kê thực hành30,90
8Các phương pháp và mô hình dự báo kinh tế xã  hội*** 336,18
Các mô hình kinh doanh số 36,18
10 Phân tích dữ liệu lớn* 34,12,5
2.2.2. Các học phần tự chọn 11
Văn hóa kinh doanh 24,12
Quản trị tài chính 1 36,18
Marketing thương mại điện tử 36,18
Thanh toán điện tử 36,18
5Công nghệ Blockchain và ứng dụng trong thương  mại điện tử 224,12
Thiết kế và triển khai Website 36,18
Quản trị Logistics Kinh doanh 36,18
Toán tài chính ứng dụng 36,18
2.3. Kiến thức bổ trợ 12
2.3.1. Các học phần bắt buộc 6
Marketing số 36,18
Phân tích báo cáo tài chính 36,18
2.3.2. Các học phần tự chọn 6
Kinh doanh chứng khoán 36,18
Định giá tài sản 36,18
Hành vi tổ chức 36,18
Hành vi khách hàng 36,18
2.4Thực tập nghề nghiệp và làm tốt nghiệp khóa  học 10
Thực tập và viết Báo cáo thực tập tổng hợp 0, 90
Thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp 0, 210

Ghi chú: Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa học: 131 tín chỉ với 120 tín  chỉ học tập và tốt nghiệp, 11 TC Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.  Trong 120 TC học tập và tốt nghiệp có 80 tín chỉ bắt buộc và 30 tín chỉ tự chọn. Các  học phần có dấu * có tổ chức báo cáo thực tế. Các học phần có dấu *** là học phần có  đánh giá thi là bài tập lớn/dự án.

Bình luận về bài viết này