Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (ĐHTM)

Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin, ngành Hệ thống thông tin quản lý  (của trường Đại học Thương mại – thuộc quản lý của khoa Hệ thống thông tin kinh tế & Thương mại điện tử) bắt đầu tuyển sinh khóa 1 năm 2008.

Sinh viên của chuyên ngành này khi ra trường sẽ: “nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tin học kinh tế và quản lí, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học hoạt động của các doanh nghiệp thương mại, các tổ chức kinh tế và xã hội, các cơ quan quản lí nhà nước về thị trường và thương mại” (trích Tuyên bố chuẩn đầu ra của Đại học Thương mại).

  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo

  • CÁC HƯỚNG LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

@ Hoàn thiện/xây dựng hệ thống thông tin ABCDEF tại XYZ.

VD:

–  Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn và vận dụng để hoàn thiện kê thống thông tin kinh tế tại khách sạn Dân Chủ

– Hoàn thiện hệ thống thông tin bán hàng tại Công ty TNHH Vân Chung

@ Hoàn thiện/xây dựng CSDL hệ thống quản trị thông tin của ABCDEF

VD: Hoàn thiện CSDL hệ thống quản trị thông tin của Công ty Vật Giá

@ Xây dựng website hỗ trợ thông tin ABCDEF tại XYZ

@ Một số giải pháp đảm bảo an toàn cho CSDL của website của ABCDEF

VD: Một số giải pháp đảm bảo an toàn cho CSDL của website của Công ty Sannam Tech

@ Xây dựng mô hình chợ ABCDEF nhằm mở rộng các dịch vụ thông tin

VD: Xây dựng mô hình chợ đấu giá nông sản nhằm mở rộng các dịch vụ thông tin nông nghiệp

@ Tìm kiếm thông tin trực tuyến về thị trường ABCEF – thực trạng và giải pháp.

VD: Tìm kiếm thông tin trực tuyến về thị trường xuất nhập khẩu – thực trạng và giải pháp

@ Ứng dụng phần mềm (giải pháp) ABCDEF (liên quan tới hệ thống thông tin kinh tế) cho XYZ.

VD: Giải pháp xây dựng cổng thông tin doanh nghiệp ESN trong việc hỗ trợ các DNVVN

VD: Ứng dụng ERP trong các trường đại học

VD: Ứng dụng ERP trong các bệnh viện

@ Ứng dụng mô hình (phương pháp) ABCDEF trong XYZ (liên quan tới hệ thống thông tin kinh tế).

VD:

Ứng dụng mô hình Neural Network trong việc dự báo giá cổ phiếu FPT

– Ứng dụng mô hình mạng thần kinh dự báo lạm phát Việt Nam

Ứng dụng giải thuật di truyền vào việc lập danh mục đầu tư

Mô hình nhân quả Granger và tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam

Hiệu ứng GARCH trên dãy lợi suất: TTCK Việt Nam 2000-2012

Mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong nghiên cứu thị trường du lịch Việt Nam

Ứng dụng quy hoạch tuyến tính trong xác định vị trí bưu cục phát tại các trung tâm phát thư của các thành phố lớn

Bài toán dự trữ lưu kho và bài toán vận tải tại Công ty khí hoá lỏng miền Bắc

Entropy- Ứng dụng trong kinh tế và lối đi nào cho Việt Nam

Mô hình maximum entropy và ứng dụng

Mô hình cân bằng riêng phần (Partial Equilibrium Model) áp dụng cho ngành hàng cà phê Việt Nam

– Ứng dụng xích  Markov để dự báo lượng cung cầu trong xuất nhập khẩu thủy hải sản của VN năm 2013.

– Ứng dụng phương pháp Monte – Carlo để mô phỏng chuỗi biến động giá của cổ phiểu FPT.

Ghi chú: Đây là blog cá nhân, khi các bạn SV làm khóa luật tốt nghiệp thì xem thông tin chính thức tại văn phòng khoa (một số ý có thể viết paper hoặc làm đề tài NCKH).

  • TUYỂN DỤNG

Bạn đọc nếu biết doanh nghiệp, đơn vị nào cần tuyển, xin giới thiệu để tôi update.

Xem Chương trình đào tạo để đánh giá khả năng của sinh viên.

Xin cảm ơn!

————–&&————–

Ngành Hệ thống thông tin quản lý

  • NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÀ GÌ

Ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) là một ngành thuộc nhóm ngành Quản trị – Quản lý (lĩnh vực Kinh doanh và quản lý) đang được đào tạo tại Việt Nam.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tin học kinh tế và Tin học quản lý, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động của các tổ chức kinh tế-xã hội.

Làm việc ở đâu: Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bộ phận tin học trong các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước.

Tại sao các doanh nghiệp, cơ quan lại cần những sinh viên học ngành này? Thực tế hiện nay các Ngân hàng, Cục Tin học Ngân hàng, các công ty chứng khoán trực tuyến, các doanh nghiệp và các định chế tài chính khác… đang rất cần những sinh viên tốt nghiệp ngành này để làm bộ phận trung gian, có thể là những chuyên viên phân tích dự án, phân tích hệ thống…; Giúp các tổ chức, doanh nghiệp và các lập trình viên đưa ra hệ thống thông tin mà các tổ chức, doanh nghiệp đang cần. Đây mới chỉ là 1 lĩnh vực mà sinh viên ngành HTTT QL có thể công tác.

Người học cũng sở hữu những kỹ năng và khả năng chuyên biệt của ngành trong việc:

  • Xác định chiến lược hệ thống thông tin cho một nhóm làm việc, phòng ban hay công ty.
  • Nhận ra các các ứng dụng tiềm năng của hệ thống thông tin để cải thiện mức sinh lời của tổ chức.
  • Quản lý hệ thống thông tin để đảm bảo việc cung ứng một cách có hiệu quả thông tin có chất lượng đến người sử dụng.
  • Sử dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thông tin phục vụ cho nghiên cứu và nâng cao tri thức.
  • Đánh giá và chọn lựa các giải pháp công nghệ thông tin để triển khai trong doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích trong kinh doanh.
  • Phân tích các quy trình hoạt động kinh doanh của các tổ chức.
  • Giao tiếp hiệu quả với các chuyên gia công nghệ thông tin khi phối hợp làm việc hay làm chung trong một dự án.

Học ngành này, bạn có thể trở thành Giám đốc thông tin (Chief Information Officer – CIO), Giám đốc công nghệ (Chief Technology Officer – CTO), Giám đốc tri thức (Chief Knowledge Officer – CKO), Trưởng phòng Hệ thống thông tin/Công nghệ thông tin (IS/IT manager), Quản lý dự án Hệ thống thông tin/Công nghệ thông tin (IS/IT Project manager), Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA – Business analyst), Chuyên viên phân tích hệ thống (SA – Systems analyst), Chuyên viên phát triển hệ thống thông tin (IS developer), Chuyên viên quản trị hệ thống thông tin (IS officer), … (xem [3]).

  • CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

Xem trong [1].

  • CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO

Đại học Thương mại (tại khoa Hệ thống thông tin kinh tế & Thương mại điện tử)

Chuyên ngành: Quản trị hệ thống thông tin

Đại học Kinh tế quốc dân (tại khoa Tin học Kinh tế)

Chuyên ngành: Tin học kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý

Học viện Ngân hàng (tại khoa Hệ thống thông tin kinh tế)

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin kinh tế

Học viện Tài chính (tại khoa Hệ thống thông tin kinh tế)

Chuyên ngành: Tin học tài chính – kế toán

Đại học Công nghệ TT & TT – Đại học Thái  Nguyên

Chuyên ngành: Tin học kinh tế, Tin học ngân hàng, Tin học kế toán, Thương mại điện tử.

Đại học Kinh tế – Đại học Huế (tại khoa Hệ thống thông tin kinh tế)

Chuyên ngành: Tin học Kinh tế

Đại học Kinh tế Đà Nẵng – Đại học  Đà Nẵng (tại khoa Thống kê – Tin học)

Chuyên ngành: Thống kê – Tin học, Tin học quản lý

Đại học Tài chính – Kế toán (Quảng Ngãi)

Chuyên ngành: Tin học tài chính Kế toán

Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành:

  • Chuyên ngành Toán Kinh tế; Chuyên ngành Thống kê; Chuyên ngành Toán tài chính; Chuyên ngành Thống kê kinh doanh (Khoa Toán – Thống kê)
  • Chuyên Ngành Tin học Quản lý (Khoa Tin học Quản lý)

Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh (tại khoa CNTT)

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản trị

Đại học RMIT

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin kinh doanh

———————

Tham khảo:

[1] http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=16314&opt=brpage

[2] http://www.ddth.com/archive/index.php/t-219228.html?s=d08c66a804a4bd0a169c65358f6705f9

[3] http://buh.edu.vn/content.aspx?Id=CKCT&SubId=CNKCNTT&ArticleID=885

——————————————————–

Hệ thống thông tin

(Nguồn: wikipedia)

Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh.

Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.

Các đặc điểm của Hệ thống

  • Thành phần (component)
  • Liên hệ giữa các thành phần
  • Ranh giới (boundary)
  • Mục đích (purpose)
  • Môi trường (environment)
  • Giao diện (interface)
  • Đầu vào (input)
  • Đầu ra (output)
  • Ràng buộc (constraints)

Ví dụ

Cửa hàng bán sỉ và lẻ các loại nước ngọt ,nước suối , rượu ,bia…Đối tượng mà cửa hàng giao tiếp là khách hàng mua các loại nước giải khát, nhà cung cấp (các công ty sản xuất nước giải khát)cung cấp các loại nước giải khát cho cửa hàng và ngân hàng giao tiếp với cửa hàng thông qua việc gửi, rút và thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp.

Các thành phần cấu thành của hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:

  • Các phần cứng
  • Phần mềm
  • Các hệ mạng
  • Dữ liệu
  • Con người trong hệ thống thông tin

Các chuyên ngành sâu trong lĩnh vực hệ thống thông tin

Các chuyên ngành thông thường bao gồm:

  • Phân tích viên hệ thống (systems analyst)
  • Tích hợp hệ thống (system integrator)
  • Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Phân tích hệ thống thông tin.
  • Quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức.
  • Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, quản lý.

Vai trò của hệ thống thông tin trong quản lý

Ứng dụng của hệ thống thông tin cho công tác xã hội và hoạt động kinh doanh bao gồm:

– Giáo dục điện tử (elearning)

– Thương mại điện tử (e-commerce)

– Chính phủ điện tử (e-government)

– Các hệ thống thông tin địa lý (GIS)…

– Và nhiều lĩnh vực khác…

Tham khảo

Tài liệu

[1] N. V. Ba. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

[2] N. T. T. Huyền. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý

[3] T. Đ. Quế – N. M. Sơn. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

[4] L. A. Tú. Phát triển hệ thống thông tin kinh tế

[5] http://www.ebook.edu.vn/?page=1.5&tag=th%C3%B4ng+tin+qu%E1%BA%A3n+l%C3%BD

——————-&&—————–